1. Nguồn sáng có thể được tạo ra từ tự nhiên hoặc do con người. Ví dụ, Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên; bóng đèn, ngọn nến là nguồn sáng nhân tạo.
2. Ánh sáng từ Mặt trời đến được Trái đất mất khoảng 8 phút 20 giây. Bởi Mặt trời nằm rất xa Trái đất, khoảng 150 triệu km.
3. Ánh sáng khả kiến là ánh sáng mà con người nhìn thấy được chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong quang phổ điện từ. Côn trùng và một số động vật khác có thể nhìn thấy nhiều màu sắc của ánh sáng hơn con người!
4. Thực vật hấp thụ ánh sáng Mặt trời chuyển hóa thành dinh dưỡng. Quá trình này được gọi là quang hợp.
5. Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước trong không khí (thường sau cơn mưa). Cầu vồng có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
6. Quang học là khoa học nghiên cứu về ánh sáng. Đây là một môn vật lý rất quan trọng trong khoa học.
7. Ánh sáng là một dạng bức xạ điện từ. Ánh sáng có cường độ cao truyền nhiều năng lượng hơn, ánh sáng có cường độ thấp truyền ít năng lượng hơn.
8. Ánh sáng bị phản xạ lại từ các bề mặt sáng bóng, chẳng hạn như tấm gương, bề mặt kim loại,…
9. Ánh sáng bị khúc xạ (tia sáng bị lệch phương) khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
10. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt trời. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng vào ban đêm.
11. Ánh sáng truyền đi nhanh hơn âm thanh. Đây là lý do bạn nhìn thấy tia chớp (ánh sáng) trước khi nghe thấy tiếng sấm (âm thanh) trong cơn dông.
12. Ánh sáng Mặt trời là nguồn năng lượng vô tận. Mặt trời đã tồn tại khoảng 4,6 tỉ năm và ước tính còn "sống" 5 tỉ năm nữa.
13. Ánh sáng Mặt trời có thể dùng để sản xuất điện. Tấm pin điện mặt trời sẽ hấp thụ, chuyển hóa năng lượng Mặt trời thành năng lượng điện.
14. Ánh sáng mặt trời có thể đạt tới độ sâu khoảng 80m trong đại dương!
15. Vận tốc ánh sáng là 299.792.458 mét/giây (m/s), nghĩa là gần 300.000 km/s.