1. Uranium nguyên chất là kim loại nặng, màu trắng bạc.
2. Số nguyên tử của uranium là 92, nghĩa là nguyên tử uranium có 92 proton và thường có 92 electron. Đồng vị của uranium phụ thuộc vào số lượng neutron mà nó có.
3. Vì uranium có tính phóng xạ và luôn phân rã nên radium luôn được tìm thấy cùng với quặng uranium.
4. Uranium dễ uốn, dẻo và có tính thuận từ nhẹ.
5. Uranium được đặt theo tên của hành tinh Uranus (sao Thiên Vương).
6. Martin Heinrich Klaproth (1743 –1817), nhà hóa học người Đức, là người đầu tiên phát hiện ra uranium năm 1789. Klaproth xác định uranium đầu tiên ở đá torbernite nhưng thực hiện phần lớn nghiên cứu bằng khoáng chất pitchblende.
7. Eugène-Melchior Péligot (1811 –1890), nhà hóa học người Pháp, là người đầu tiên phân lập được mẫu kim loại uranium nguyên chất vào năm 1841.
8. Antoine Henri Becquerel (1852 – 1908), nhà khoa học người Pháp, là người đầu tiên phát hiện ra tính chất phóng xạ của uranium vào năm 1896.
9. Mật độ của uranium cao hơn mật độ của chì khoảng 70%, nhưng thấp hơn vàng hoặc vonfram. Uranium có trọng lượng nguyên tử nặng thứ hai (sau plutonium-244) trong số các nguyên tố tự nhiên.
10. Uranium không có đồng vị ổn định nhưng tất cả đồng vị đều có tính phóng xạ. Trong tự nhiên, uranium có ba đồng vị phổ biến nhất được tìm thấy là: U-238 (99,2830%), U-235 (0,7110%), và một lượng rất nhỏ U-234 (0,0054%)
11. Chu kỳ bán rã của uranium-238 là khoảng 4,51 tỉ năm, do đó nó được sử dụng để xác định ước tính tuổi của Trái Đất.
12. Uranium chứa nguồn năng lượng khổng lồ, có thể được khai thác để tạo ra nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân hoặc giải phóng trong chất nổ hạt nhân. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và các thỏa thuận quốc tế khác quản lý việc vận chuyển uranium để đảm bảo rằng nó chỉ được sử dụng cho mục đích dân sự.
13. Uranium được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Về lý thuyết, một kg uranium-235 có thể tạo ra khoảng 80 terajoules năng lượng, tương đương với năng lượng có thể được tạo ra bởi 3.000 tấn than.
14. Bột uranium được phân chia mịn có tính tự cháy, nghĩa là nó sẽ tự bốc cháy ở nhiệt độ phòng.
15. Uranium thường có hóa trị 4 hoặc 6. Uranium và các hợp chất (uranyl) của nó có độc tính cao, cả về mặt hóa học và phóng xạ.