20 sự thật sau đây về năng lượng nhiệt, cho bạn thêm thông tin thú vị về cuộc sống xung quanh ta.

- Năng lượng nhiệt (nhiệt năng) được đo bằng joules, lấy tên theo nhà vật lý người Anh James Prescott Joule.

- James Prescott Joule (24/12/1818 - 11/10/1889) được công nhận là người đầu tiên nói về sự tăng và giảm nhiệt, nhưng ông không phải là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “nhiệt năng”.

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt năng có mối liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ của bất kỳ vật thể nào.

- Nhiệt năng và nhiệt độ không giống nhau. Nhiệt độ chỉ là đơn vị đo liên quan đến mức độ nóng hay lạnh của một vật.

- Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh, nhiệt năng của vật càng lớn.

- Một ly nước 240ml ở 70 độ C có nhiệt năng cao hơn so với một ly nước 240ml ở 60 độ C.

- Khác với các dạng năng lượng khác, nhiệt năng rất khó chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

- Để biến đổi nhiệt năng thành các dạng năng lượng khác cần có máy móc như động cơ.

- Có hai cách để làm thay đổi nhiệt năng của vật thể: Làm tăng nhiệt độ của vật bằng cách thực hiện công, cách thứ hai truyền nhiệt.

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật thể nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Năng lượng nhiệt thường được truyền theo ba cách chính là: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.

- Năng lượng nhiệt được truyền từ Mặt trời đến Trái đất thông qua một quá trình gọi là bức xạ.

- Chất dẫn điện, ví dụ như kim loại, là vật thể cho phép năng lượng nhiệt di chuyển dễ dàng qua chúng.

- Chất cách điện, ví dụ như nhựa, là vật thể không cho năng lượng nhiệt dễ dàng di chuyển qua chúng.

- Năng lượng nhiệt có thể thay đổi trạng thái của vật chất, biến chúng thành dạng khí, lỏng hoặc rắn. Quá trình thay đổi trạng thái khác nhau xảy ra khi nhiệt độ tăng hoặc giảm. Ví dụ, nước đóng băng ở 0 độ C và sôi ở 100 độ C.

- Năng lượng nhiệt có thể làm cho vật chất chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí. Điều này được gọi là bốc hơi. Ví dụ điển hình là các giọt nước trên biển bốc hơi để tạo thành các đám mây.

- Năng lượng nhiệt có thể làm cho vật chất chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng. Điều này được gọi là ngưng tụ. Ví dụ, hơi nước đọng lại trên tấm kính cửa sổ, hay cửa kính phòng tắm.

- Năng lượng nhiệt có thể làm cho vật chất chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn. Điều này xảy ra khi nước đạt đến điểm đóng băng và biến thành băng đá.

- Năng lượng nhiệt có thể làm cho vật chất chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng. Điều này xảy ra khi một chất rắn (chẳng hạn như nước đá, hay băng) tan chảy chuyển thành chất lỏng (nước).