Điện trở suất là thước đo mức độ vật liệu cản trở dòng điện. Điện trở suất càng thấp, vật liệu càng dễ dàng cho phép dòng điện chạy qua. Điện trở suất được biểu thị bằng chữ cái Hy Lạp ρ (rho),
Độ dẫn điện là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất. Độ dẫn điện là thước đo mức độ dẫn điện của vật liệu. Độ dẫn điện được biểu thị bằng chữ cái Hy Lạp σ (sigma), κ (kappa) hoặc γ (gamma).
Bảng sau đây cho thấy điện trở suất và độ dẫn điện của một số vật liệu phổ biến ở nhiệt độ 20°C.
Vật liệu |
Điện trở suất ρ (Ω.m) |
Độ dẫn điện σ (S/m) |
Bạc |
1,59 x 10−8 |
6,30 x 107 |
Đồng |
1,68 x 10−8 |
5,96 x 107 |
Vàng |
2,44 x 10−8 |
4,10 x 107 |
Nhôm |
2,65 x 10−8 – 2,82 x 10−8 |
3,53 x 107 – 3,77 x 107 |
Canxi |
3,36 x 10−8 |
2,98 x 107 |
Vonfram (Tungsten) |
5,60 x 10−8 |
1,79 x 107 |
Kẽm |
5,90 x 10−8 |
1,69 x 107 |
Cobalt |
6,24 x 10−8 |
1,60 x 107 |
Niken |
6,99 x 10−8 |
1,43 x 107 |
Lithium |
9,28 x 10−8 |
1,08 x 107 |
Sắt |
9,70 x 10−8 1,00 x 10−7 |
1,00 x 107 |
Bạch kim (Platinium) |
1,06 x 10−7 |
9,43 x 106 |
Thiếc |
1,09 x 10−7 |
9,17 x 106 |
Thép carbon |
1,43 x 10−7 |
6,99 x 106 |
Chì |
2,20 x 10−7 |
4,55 x 106 |
Titan |
4,20 x 10−7 |
2,38 x 106 |
Thép silic |
4,60 x 10−7 |
2,17 x 106 |
Thép không gỉ |
6,90 x 10−7 |
1,45 x 106 |
Thủy ngân |
9,80 x 10−7 |
1,02 x 106 |
Mangan |
1,44 x 10−6 |
6,94 x 105 |
Carbon (vô định hình) |
5 x 10−4 – 8 x 10−4 |
1,25 x 103 – 2,00 x 103 |
Carbon (kim cương) |
1 x 1012 |
~10−13 |
Gỗ (ẩm) |
1 x 103 – 1 x 104 |
10−4 – 10−3 |
Thủy tinh |
1 x 1011 – 1 x 1015 |
10−11 – 10−15 |
Cao su cứng |
1 x 1013 |
10−14 |
Gỗ (khô) |
1 x 1014 – 1 x 1016 |
10−16 – 10−14 |
Lưu huỳnh |
1 x 1015 |
10−16 |
Sáp parafin |
1 x 1017 |
10−18 |
Xem bảng trên, chúng ta thấy, bạc là nguyên tố dẫn điện tốt nhất, tiếp theo là đồng và vàng. Mặc dù bạc có tính dẫn điện cao hơn nhưng đồng được sử dụng thường xuyên hơn trong các ứng dụng điện vì đồng có giá cả phải chăng hơn, còn vàng có khả năng chống ăn mòn tốt nhưng giá khá đắt.