Khi đi mua bóng đèn, bên cạnh giá cả, bạn hãy lưu ý đến 3 thông số sau: Công suất của bóng đèn (tính bằng Watt, ký hiệu W); Cường độ ánh sáng (tính bằng Lumen, ký hiệu lm); Nhiệt độ màu (tính bằng Kelvin, ký hiệu K)

Không phải công suất càng cao, bóng đèn càng sáng

Công suất của bóng đèn (tính bằng Watt, ký hiệu W). Nhiều người vẫn nhầm tưởng, mua bóng đèn có công suất càng cao, đèn càng sáng. Thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Với sự phát triển của nhiều loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng (như đèn LED, đèn compact), ý nghĩa “công suất bóng đèn càng cao, đèn càng sáng” không còn đúng nữa.

Bảng so sánh tham khảo sau đây cho thấy công suất của bóng đèn LED, đèn compact, đèn halogen, đèn sợi đốt, trong khi cùng phát mức ánh sáng tương tự nhau (công suất biểu thị bằng watt).

Bóng đèn sợi đốt

Bóng đèn halogen

Bóng đèn compact

Bóng đèn LED

25 W

15 W

6 W

2 W

40 W

25 W

10 W

5 W

60 W

40 W

15 W

7 W

75 W

45 W

18 W

9 W

100 W

60 W

25 W

12 W

(Theo www.energuide.be)

Sử dụng bóng đèn sợi đốt chắc chắn rất tốn điện, bên cạnh đó còn tỏa nhiệt rất nóng. Bóng đèn sợi đốt thực tế hầu như không còn thấy bán trên thị trường. Ở châu Âu, bóng đèn sợi đốt được xem “mất tích” từ cuối năm 2012. Bóng đèn halogen cũng đang dần “đi theo” con đường của bóng đèn sợi đốt. Để thay thế bóng đèn sợi đốt hoặc bóng đèn halogen, bạn có sự lựa chọn giữa đèn LED hoặc đèn compact.

Đừng quên cường độ ánh sáng

Ngày nay, người ta thường dùng Lumen (ký hiệu lm) là đơn vị đo lượng ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Đây là cách dễ nhất để xác định độ sáng của bóng đèn. Lumen trở thành thước đo đáng tin cậy hơn để đo độ sáng của bóng đèn. Các loại bóng đèn khác nhau có độ sáng khác nhau, nhưng số lumen thường nằm trong khoảng 300 – 800 lumen. Một số bóng đèn cao áp (HID), độ sáng có thể lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn lumen.

Với sự phát triển nhiều loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng, công suất (Watt) không còn là đơn vị chính xác phản ánh độ sáng của bóng đèn. Trong khi công suất cho biết điện năng mà bóng đèn sử dụng, công suất của bóng đèn càng cao, càng tốn nhiều điện để thắp sáng bóng đèn. Với lumens thì khác, đây là đơn vị để mô tả lượng ánh sáng một bóng đèn phát ra, số lumen càng cao thì bóng đèn càng sáng.

Chọn nhiệt độ màu phù hợp

Khi chọn đèn LED sử dụng để tiết kiệm điện, bên cạnh độ sáng (số lumen), bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ màu, đơn vị là Kelvin (ký hiệu là K). Đơn vị K cao hơn cho ra màu lạnh hơn, ngược lại đơn vị K thấp hơn cho ra màu ấm hơn.

Nhiệt độ màu cho phép bạn chọn một cách hoàn hảo ánh sáng phù hợp tâm trạng bạn muốn cho từng phòng. Nhiệt độ màu càng cao thì số Kelvin càng tăng, và ngược lại, nguồn sáng có nhiệt độ thấp (tương đối) có xu hướng ấm hơn.

Bạn có thể tham khảo dưới đây bản tóm tắt về các loại độ sáng phổ biến và nhiệt độ màu tương ứng:

Trắng lạnh

5.500 - 6.000 Kelvin

Trắng tự nhiên

4.000 - 4.500 Kelvin

Trắng ấm

2.500 - 3.000 Kelvin

Trắng có xu hướng vàng

+/- 2200 Kelvin

Đèn LED hay đèn compact?

Ngày nay, để tiết kiệm điện, việc sử dụng thiết bị chiếu sáng hầu như chỉ bao gồm đèn compact và đèn LED.

● Đèn compact tiêu thụ ít hơn 60 - 75% so với bóng đèn sợi đốt thông thường, tuổi thọ lâu hơn (khoảng 10.000 giờ thay vì 1.000 giờ đối với bóng đèn sợi đốt thông thường). Nhưng đèn compact tỏa nhiệt nhiều hơn so với đèn LED, mặc dù lượng nhiệt lãng phí này ít hơn so với đèn sợi đốt hoặc đèn halogen thông thường.

Đèn LED tiêu thụ năng lượng ít hơn đến 80% so với bóng đèn sợi đốt thông thường. Tuổi thọ từ 20.000 đến 40.000 giờ. Tỏa nhiệt rất ít, hầu như không nóng khi cháy sáng. Có các nhiệt độ màu khác nhau để lựa chọn. Nhưng giá khá đắt.