Nhật thực, nguyệt thực khi nào?

Có hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực diễn ra vào năm 2022. Đó là:

- Ngày 30/4: Nhật thực một phần. Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt trăng chỉ che một phần của Mặt trời. Nhật thực một phần ngày 30/4 có thể nhìn thấy trên hầu hết các vùng biển phía đông nam Thái Bình Dương, nam Nam Mỹ và một phần của Nam Cực. Nó sẽ được nhìn thấy rõ nhất từ Argentina với độ phủ 53%.

- Ngày 16/5: Nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi qua vùng bóng tối của Trái đất. Khi đó, ánh sáng từ Mặt trời sẽ không thể chiếu tới Mặt trăng và Mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn. Với điều kiện thời tiết tốt, nguyệt thực ngày 16/5 có thể nhìn thấy trên toàn bộ Bắc Mỹ, Greenland, Đại Tây Dương và một phần của Tây Âu, Tây Phi.

- Ngày 25/10: Nhật thực một phần. Nhật thực một phần lần thứ hai trong năm 2022 sẽ được nhìn thấy từ hầu hết Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và phía Tây của Châu Á. Nó sẽ được nhìn thấy rõ nhất từ miền trung nước Nga với độ phủ hơn 80%.

- Ngày 8/11: Nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần lần thứ hai của năm 2022 sẽ diễn ra trước khi mặt trời mọc vào ngày 8/11. Lần này, nguyệt thực có thể nhìn thấy trên khắp miền đông nước Nga, Nhật Bản, Australia, một phần miền tây và trung Bắc Mỹ. Những người quan sát ở bờ Đông Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ giai đoạn toàn phần của nguyệt thực vì Mặt trăng sẽ lặn ngay trước độ cao của nguyệt thực. Khoảng giữa của Canada và Hoa Kỳ sẽ có thể xem nguyệt thực, nếu thời tiết cho phép, bao gồm cả Alaska và Hawaii. Sau nguyệt thực tháng 11, người dân ở Bắc Mỹ sẽ không có cơ hội xem nguyệt thực toàn phần từ khu vực của họ cho đến ngày 14/3/2025.

Siêu trăng

Cũng liên quan đến Mặt trăng, năm 2022 tương ứng với 12 tháng có 12 lần trăng tròn (Full Moon) và 13 lần trăng non (New Moon). Trăng non thứ 2 của tháng 4 rơi vào ngày 30/4 là “Trăng đen”. Tuy nhiên, đây là sự kiện duy nhất không thể quan sát được, ngay cả khi có sự trợ giúp của kính thiên văn, bởi đó là thời điểm bề mặt được chiếu sáng của Mặt trăng hướng ra xa Trái đất. Thuật ngữ “trăng xanh” trở nên phổ biến trong những năm gần đây để mô tả trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch, mặc dù mặt trăng không chuyển sang màu xanh. “Trăng đen” là phiên bản của trăng xanh, được sử dụng để mô tả trăng non thứ hai trong tháng.

Một bộ ba siêu trăng sẽ xuất hiện vào năm 2022. Mặt trăng sẽ ở gần cách tiếp cận nhất với Trái đất và có thể trông lớn hơn và sáng hơn một chút so với bình thường, mặc dù có thể khó nhận thấy sự khác biệt.

- Ngày 14/6: Siêu trăng thứ nhất. Giai đoạn này xảy ra lúc 11:52 UTC (giờ Việt Nam +7).

- Ngày 13/7: Siêu trăng thứ hai. Giai đoạn này xảy ra lúc 18:38 UTC.

- Ngày 12/8: Siêu trăng thứ ba. Giai đoạn này xảy ra lúc 01:36 UTC.

Sao băng

- Ngày 3 - 4/1: Sao băng Quadrantids. Quadrantids là sao băng trên mức trung bình, với cực điểm lên tới 40 sao băng mỗi giờ. Nó được cho là tạo ra bởi các hạt bụi để lại bởi sao chổi đã tắt có tên là 2003 EH1, được phát hiện vào năm 2003. Đỉnh điểm của sao băng Quadrantids năm nay vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4/1/2022.

- Ngày 22 - 23/4: Sao băng Lyrids. Lyrids là sao băng trung bình, thường tạo ra khoảng 15 - 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi C/1861 G1 Thatcher để lại, được phát hiện vào năm 1861. Đỉnh điểm của sao băng Lyrids năm nay vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/4. 

- Ngày 6 - 7/5: Sao băng Eta Aquarids. Eta Aquarids là sao băng trên mức trung bình, có khả năng tạo ra tới 60 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Hầu hết được nhìn thấy ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, có thể đạt khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi Halley để lại, được quan sát thấy từ rất lâu. Sao băng Eta Aquarids năm nay đạt cực đại vào đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7/5.

- Ngày 28 - 29/7: Sao băng Delta Aquarids. Delta Aquarids là sao băng trung bình, có thể tạo ra tới 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra bởi các mảnh vụn do sao chổi Marsden và Kracht để lại. Sao băng Delta Aquarids năm nay đạt cực đại vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/7.

- Ngày 12 - 13/8: Sao băng Perseids. Perseids là một trong những mưa sao băng tốt nhất để quan sát, ít nhất là ở Bắc bán cầu, nơi chúng đạt cực điểm trong những đêm mùa hè ấm áp. Nó có thể tạo ra tới 60 - 100 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra bởi sao chổi Swift-Tuttle, được phát hiện vào năm 1862. Sao băng Perseids đạt cực đại trong năm nay vào đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/8. Nhưng vào năm 2022, điều kiện quan sát sẽ không còn lý tưởng do siêu trăng ngày 12/8 còn chiếu sáng trên bầu trời.

- Ngày 7/10: Sao băng Draconids. Draconids là sao băng nhỏ, chỉ tạo ra khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi 21P Giacobini-Zinner để lại, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1900. Sao băng Draconids đạt cực điểm năm nay vào đêm ngày 7/10.

- Ngày 21 - 22/10: Sao băng Orionids.: Orionids là sao băng trung bình, tạo ra 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi Halley để lại, được quan sát từ lâu. Sao băng Orionids năm nay đạt cực đại vào đêm ngày 21, rạng sáng ngày 22/10.

- Ngày 4 - 5/11: Sao băng Taurids. Taurids là sao băng nhỏ, chỉ tạo ra khoảng 5 - 10 sao băng mỗi giờ. Nó đặc biệt ở chỗ bao gồm hai luồng riêng biệt. Luồng thứ nhất được tạo ra bởi các hạt bụi do tiểu hành tinh 2004 TG10 để lại. Luồng thứ hai được tạo ra bởi các mảnh vụn do sao chổi 2P Encke để lại. Sao băng Taurids năm nay đạt cực đại vào đêm ngày 4/11.

- Ngày 17 - 18/11: Sao băng Leonids. Leonids là sao băng trung bình, tạo ra khoảng 15 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Leonids được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi Tempel-Tuttle để lại, được phát hiện vào năm 1865. Sao băng Leonids đỉnh điểm của năm nay vào đêm ngày 17, rạng sáng ngày 18/11.

- Ngày 13 - 14/12: Sao băng Geminids. Geminids được nhiều người xem là “vua” của các mưa sao băng. Nó tạo ra tới 120 sao băng nhiều màu mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra bởi các mảnh vụn do tiểu hành tinh 3200 Phaethon để lại, được phát hiện vào năm 1982. Sao băng Geminids đỉnh điểm của năm nay là vào đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14/12. Ở Bắc bán cầu, có thể bắt đầu tìm kiếm sao băng trước nửa đêm, ở Nam bán cầu sẽ phải đợi đến nửa đêm để sao băng xuất hiện.

- Ngày 21 - 22/12: Sao băng Ursids. Ursids là sao băng nhỏ, tạo ra khoảng 5 - 10 sao băng mỗi giờ. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi Tuttle để lại, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1790. Sao băng Ursids đỉnh điểm năm nay vào đêm ngày 21, rạng sáng ngày 22/12.

Thời điểm quan sát các hành tinh vào năm 2022

Dưới đây là thời điểm tốt nhất để bắt gặp các hành tinh vào năm 2022.

- Ngày 20/7: Sao Diêm Vương đối nghịch. Sao Diêm Vương sẽ đối nghịch, khi nó nằm đối diện với Mặt trời trên bầu trời. Nằm trong chòm sao Nhân Mã, nó sẽ có thể nhìn thấy trong phần lớn đêm và đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời vào khoảng nửa đêm theo giờ địa phương. Từ TP. Hồ Chí Minh, nó sẽ hiển thị trong khoảng thời gian từ 20:01 đến 04:04.

- Ngày 14/8: Sao Thổ đối nghịch. Sao Thổ sẽ ở gần Trái đất nhất và mặt của nó sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Một kính thiên văn cỡ trung bình hoặc lớn hơn sẽ cho phép bạn nhìn thấy các vành đai của Sao Thổ.

- Ngày 16/9: Sao Hải Vương đối nghịch. Sao Hải Vương sẽ ở gần Trái đất nhất và mặt của nó sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Tuy nhiên, do khoảng cách cực xa so với Trái đất, nó sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng một chấm nhỏ màu xanh lam trong các kính viễn vọng mạnh nhất.

- Ngày 26/9: Sao Mộc đối nghịch. Sao Mộc sẽ ở gần Trái đất nhất và mặt của nó sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Một kính thiên văn cỡ trung bình sẽ có thể cho bạn thấy một số chi tiết trong các dải mây của Sao Mộc.

- Ngày 9/11: Sao Thiên Vương đối nghịch. Sao Thiên Vương sẽ ở gần Trái đất nhất và mặt của nó sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Tuy nhiên, do ở khoảng cách xa, nó sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng một chấm nhỏ màu xanh lam - xanh lục trong các kính thiên văn mạnh nhất.

- Ngày 8/12: Sao Hỏa đối nghịch. Một trong những láng giềng gần nhất của Trái đất sẽ đạt độ sáng cực đại vào đầu tháng 12 khi nó chạm tới ngưỡng đối nghịch. Hành tinh đỏ sẽ ở gần Trái đất nhất và mặt của nó sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Một kính viễn vọng cỡ trung bình có thể nhìn thấy một số chi tiết tối trên bề mặt màu cam của hành tinh. Sao Hỏa chỉ đạt đến đối nghịch 26 tháng một lần; sau năm 2022, đến ngày 15/1/2025 nó mới xảy ra trở lại.

Bên cạnh đó, trong hệ mặt trời, Sao Thủy đạt độ giãn dài lớn nhất 7 lần vào năm 2022, còn Sao Kim có một lần như vậy:

- Ngày 7/1: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía đông (hoàng hôn), cách Mặt trời 19,2 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời vào hoàng hôn.

- Ngày 16/2: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía tây (bình minh), cách Mặt Trời 26,2 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời vào bình minh.

- Ngày 20/3: Sao Kim ở độ giãn dài nhất về phía tây (bình minh), cách Mặt Trời 46,6 độ.

- Ngày 29/4: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía đông (hoàng hôn), cách Mặt Trời 20,6 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời vào hoàng hôn.

- Ngày 16/6: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía tây (bình minh), cách Mặt Trời 23,2 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời vào bình minh.

- Ngày 27/8: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía đông (hoàng hôn), cách Mặt trời 27,3 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời vào hoàng hôn.

- Ngày 8/10: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía Tây (bình minh), cách Mặt Trời 18,0 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời trời vào bình minh.

- Ngày 21/12: Sao Thủy ở độ giãn dài nhất về phía đông (hoàng hôn), cách Mặt trời 20,1 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để xem Sao Thủy vì nó sẽ ở điểm cao nhất trên đường chân trời vào hoàng hôn.