Ý nghĩa tượng trưng của lồng đèn Trung thu
1. Tạo không khí lễ hội
Tết Trung thu là một sự kiện vô cùng vui vẻ, đặc biệt đối với trẻ em. Vài ngày trước lễ hội, nhiều người treo những chiếc lồng đèn Trung thu để tạo không khí vui tươi, chào đón lễ hội đang đến. Theo truyền thống, lễ hội Trung thu bắt đầu sau khi mặt trời lặn. Trẻ em tụ tập trong một không gian rộng mở, mang theo lồng đèn, thắp sáng màn đêm. Dưới ánh trăng rằm, các thị trấn, thành phố tràn ngập ánh sáng và tiếng cười. Lồng đèn được sử dụng để tạo không khí vui vẻ trong các sự kiện. Tết Trung Thu là một sự kiện như vậy.
2. Sự đoàn tụ gia đình
Vào thời xa xưa, đèn lồng được sử dụng làm loại đèn chiếu sáng phổ biến trong cuộc sống. Trong dịp Trung thu, đường phố và nhà cửa được trang trí bằng những chiếc đèn lồng đặc biệt (màu đỏ tốt lành) để tượng trưng cho sự quây quần, đoàn tụ gia đình. Một cách khác mà đèn lồng tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình là hình tròn của chúng, tượng trưng cho sự trọn vẹn, gắn bó.
3. Cầu may mắn và thịnh vượng
Ánh sáng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sống và năng lượng của con người. Vào dịp Tết Trung thu, ánh sáng xuất hiện cả ở ánh trăng rằm và lồng đèn. Lồng đèn tượng trưng cho ngọn hải đăng soi sáng con đường thịnh vượng và may mắn của con người. Ở một số nơi, đèn lồng được thả lên trời để cầu may mắn.
4. Cầu phúc cho trẻ sơ sinh
Ở một số vùng của Trung Quốc, trong dịp Tết Trung thu, các bà mẹ gửi đèn lồng cho con gái mới cưới. Đây không chỉ là lời chúc phúc cho con gái có cuộc sống sung túc mà còn là lời cầu mong con gái sớm có thêm thành viên trong gia đình và hy vọng con gái sẽ có một tương lai tươi sáng.
Ý nghĩa tượng trưng của một số loại lồng đèn Trung thu
1. Lồng đèn ngôi sao
Hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ trong phong thủy. Lồng đèn ngôi sao mang ý nghĩa tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người, người với thiên nhiên vạn vật.
2. Lồng đèn cá chép
Hình ảnh cá chép thường gắn với truyền thuyết cá chép vượt vũ môn để hóa rồng. Lồng đèn cá chép là biểu tượng cho sự cố gắng, không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
3. Lồng đèn con cóc
Hình ảnh con cóc khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện cóc đem lại mưa thuận, gió hòa trong chuyện cổ tích. Lồng đèn hình con cóc biểu tượng cho thời tiết thuận lợi, đem lại những kết quả tốt đẹp cho mùa màng. Hơn thế nữa, hình ảnh con cóc còn hướng về suy nghĩ tích cực, sự thịnh vượng và may mắn sẽ tới.
4. Lồng đèn con gà
Hình ảnh con gà trống thường gắn với tiếng gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu, làm mọi người liên tưởng đến một khởi đầu mới đầy năng lượng. Lồng đèn hình con gà được cho sẽ mang đến may mắn và năng lượng mới cho gia chủ.
5. Lồng đèn kéo quân
Lồng đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc, được làm để tưởng nhớ vua Lục Đức. Ông vua này là người tài giỏi, mưu lược và nổi tiếng với sự hiếu thảo. Lồng đèn kéo quân tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương con cháu dành cho bậc cha mẹ, ông bà.
6. Lồng đèn tròn
Lồng đèn kiểu dáng tròn không chỉ để trẻ em vui chơi rước đèn trong dịp Trung thu mà còn dùng để trang trí trong nhiều sự kiện khác. Với hình tròn, người ta cho rằng đây là biểu tượng của trăng tròn vào ngày rằm tháng tám. Trăng tròn là giai đoạn Mặt trăng sáng nhất, mang ý nghĩa năng lượng đang ở mức cao nhất. Trăng tròn cũng là lúc chuẩn bị thay đổi từ tháng này sang tháng khác trong một năm, là thời điểm mọi người có thể bắt đầu con đường mới, thực hiện bước tiến mới.