Định luật Ohm được nhà vật lý người Đức Georg Simon Ohm (1789 - 1854) xây dựng vào đầu thế kỷ 19, từ đó trở thành nền tảng của kỹ thuật điện và điện tử. Hiểu định luật Ohm là điều quan trọng đối với bất kỳ ai làm việc với lĩnh vực điện.
Định luật Ohm xác định mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở.
Định luật Ohm, được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Georg Simon Ohm, phát biểu rằng, cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỷ lệ thuận với điện áp giữa hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó. Định luật cơ bản này cung cấp cơ sở để hiểu và tính toán các mạch điện.
Công thức định luật Ohm.
Định luật Ohm có thể được biểu thị bằng công thức toán học: I = U : R. Trong đó, I là cường độ dòng điện (đơn vị là Ampere, ký hiệu A), U là điện áp (đơn vị là Volt, ký hiệu V), R là điện trở (đơn vị là Ohm, ký hiệu Ω). Công thức này cho phép chúng ta tính toán bất kỳ một trong ba biến số nếu biết hai biến số còn lại.
Định luật Ohm áp dụng cho cả mạch DC và AC.
Cho dù là mạch dòng điện một chiều (DC) hay dòng điện xoay chiều (AC), định luật Ohm có thể được áp dụng để xác định mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở. Điều này làm cho định luật Ohm trở thành nguyên lý linh hoạt, sử dụng trong nhiều ứng dụng điện và điện tử.
Điện trở của vật liệu phụ thuộc vào tính chất vật lý của nó.
Định luật Ohm giúp chúng ta hiểu, điện trở của vật liệu được xác định bởi các tính chất vật lý của nó, chẳng hạn như chiều dài, diện tích mặt cắt ngang, nhiệt độ. Điện trở là đại lượng thể hiện mức độ cản trở dòng điện của vật liệu. Điện trở càng thấp, vật liệu càng dễ cho dòng điện chạy qua. Ngược lại, điện trở càng cao, vật liệu càng khó cho dòng điện chạy qua.
Định luật Ohm rất quan trọng trong thiết kế và phân tích mạch điện.
Bằng cách áp dụng các nguyên tắc của định luật Ohm khi thiết kế và phân tích mạch điện, các kỹ sư điện có thể tính toán các giá trị điện áp, cường độ dòng điện và điện trở, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của mạch điện.
Định luật Ohm có thể hình dung tương tự như nước chảy qua đường ống.
Định luật Ohm có thể hiểu đơn giản bằng cách hình dung tương tự như nước chảy qua đường ống. Trong sự tương tự này, điện áp tương đương áp suất nước, cường độ dòng điện tương đương tốc độ dòng nước, điện trở tương đương đường kính của đường ống. Bạn hình dung đường ống nước hẹp hơn sẽ hạn chế dòng nước, tương tự điện trở cao hơn sẽ cản trở dòng điện.
Định luật Ohm không giới hạn ở các mạch tuyến tính.
Định luật Ohm được áp dụng phổ biến nhất cho các mạch tuyến tính, trong đó dòng điện tỷ lệ thuận với điện áp, nhưng nó cũng có thể được sử dụng trong các mạch phi tuyến tính. Trong những trường hợp này, mối quan hệ điện áp - dòng điện có thể không hoàn toàn tuyến tính, nhưng định luật Ohm vẫn có thể cung cấp những giá trị về hoạt động của mạch điện.
Định luật Ohm rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mạch điện.
Hiểu định luật Ohm là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mạch điện. Bằng cách tính toán dòng điện chạy qua mạch và so sánh với định mức tối đa của các thiết bị, các kỹ sư có thể ngăn chặn tình trạng quá tải, tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn như quá nhiệt hoặc hỏng hóc thiết bị.
Định luật Ohm được áp dụng phổ biến cho các linh kiện điện tử.
Từ điện trở, tụ điện đến diode và bóng bán dẫn, định luật Ohm áp dụng phổ biến cho các linh kiện điện tử. Nó cho phép các kỹ sư xác định độ sụt điện áp, dòng điện và mức tiêu tán năng lượng trên các bộ phận này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế và tối ưu hóa mạch phù hợp.
Định luật Ohm cung cấp cách tiếp cận có hệ thống để xử lý sự cố mạch điện.
Khi gặp sự cố trong mạch điện, kỹ sư và kỹ thuật viên có thể dựa vào định luật Ohm để chẩn đoán và khắc phục sự cố một cách có hệ thống. Bằng cách đo điện áp và dòng điện tại các điểm khác nhau trong mạch, họ có thể xác định các thành phần kết nối bị lỗi.