1. Năng lượng hạt nhân thân thiện với khí hậu.

Lò phản ứng hạt nhân không thải ra khí nhà kính trong quá trình hoạt động. Trong suốt vòng đời của chúng, việc sản xuất điện bằng năng lượng hạt nhân thải ra lượng khí nhà kính tương đương như năng lượng gió. Một so sánh khác, than đá thải ra lượng khí nhà kính gấp 30 lần so với năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân cần ít sử dụng đất hơn hầu hết các dạng năng lượng khác.

2. Điện hạt nhân cung cấp 55% năng lượng sạch của Mỹ

Năng lượng hạt nhân cung cấp 55% lượng điện không có carbon của Mỹ vào năm 2019, khiến nguồn điện này trở thành nguồn năng lượng sạch nội địa lớn nhất ở Mỹ cho đến nay.

3. Chất thải hạt nhân được cất giữ an toàn

Tất cả nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, được tạo ra trong mọi nhà máy hạt nhân ở Mỹ trong 60 năm qua, có thể lấp đầy một sân bóng đá ở độ sâu dưới 10 thước (yards) Anh, và 96% "chất thải" này có thể được tái chế. Nhiên liệu đã qua sử dụng hiện đang được cất giữ an toàn.

4. 75% người Mỹ xem năng lượng hạt nhân là quan trọng trong cung ứng điện

Trong một cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 9/2016, 75% người Mỹ cảm thấy năng lượng hạt nhân là quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai của đất nước và 45% tin rằng tầm quan trọng này sẽ tăng lên theo thời gian. 80% số người được hỏi ủng hộ việc gia hạn giấy phép hoạt động cho các nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của liên bang. Ngoài ra, 68% tin rằng các nhà máy điện hạt nhân hoạt động tại Hoa Kỳ là an toàn và bảo mật.

5. Chất thải hạt nhân được vận chuyển an toàn.

Ngày nay, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đang được vận chuyển an toàn bằng xe tải, đường sắt và tàu chở hàng. Cho đến nay, hàng nghìn lô hàng đã được vận chuyển mà không bị rò rỉ hoặc nứt vỡ của các thùng được thiết kế đặc biệt.

6. Nhà máy điện hạt nhân được thiết kế để chạy 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

Nhà máy điện hạt nhân ít yêu cầu bảo trì hơn và có thể hoạt động trong thời gian dài hơn trước khi tiếp nhiên liệu. Cứ sau khoảng 18 đến 24 tháng, một nhà máy điện phải đóng cửa để loại bỏ nhiên liệu uranium đã qua sử dụng, chất này trở thành chất thải phóng xạ.

7. Điện hạt nhân ở Mỹ sản xuất 809 tỉ kilowatt giờ điện năm 2019

Mỹ là nước sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Các nhà máy tạo ra 809 tỉ kilowatt giờ điện vào năm 2019, cao nhất từ trước đến nay. Các nhà máy điện hạt nhân thương mại đã cung cấp khoảng 20% lượng điện của Mỹ mỗi năm kể từ năm 1990.

8. Điện hạt nhân là nguồn năng lượng đáng tin cậy nhất ở Mỹ

Các nhà máy điện hạt nhân đã hoạt động hết công suất, hơn 93% thời gian vào năm 2019, biến nó trở thành nguồn năng lượng đáng tin cậy nhất ở Mỹ. Độ tin cậy cao hơn khoảng 1,5 - 2 lần so với các nhà máy điện khí tự nhiên (57%), điện than (48%), đáng tin cậy hơn khoảng 2,5 - 3,5 lần so với các nhà máy điện gió (35%), điện mặt trời (25%).

9. Điện hạt nhân cung cấp điện cho 28 bang Hoa Kỳ

Hiện có 95 lò phản ứng thương mại, giúp cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp ở 28 bang của Mỹ. Bang Illinois có 11 lò phản ứng - nhiều nhất so với bất kỳ bang nào ở Mỹ.

10. Năng lượng hạt nhân đang được sử dụng ở hơn 30 quốc gia trên thế giới.

32 quốc gia hiện đang vận hành lò phản ứng hạt nhân để phát điện. Nhiều nhất là ở Mỹ (95 lò), Pháp (57 lò), trong khi Armenia và Slovenia, mỗi nước chỉ vận hành 1 lò. Các quốc gia có công suất điện hạt nhân đáng kể là: Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc với hơn 25 gigawatt (GW) công suất lắp đặt tại mỗi nước. Canada và Ukraine, mỗi nước vận hành khoảng 13 GW. Vương quốc Anh, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Bỉ, mỗi nước có 5-10 GW công suất điện hạt nhân lắp đặt.

11. Pháp là nước xuất khẩu điện hạt nhân chính

Pháp sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân nhiều đến mức xuất khẩu thặng dư sang các nước khác. Pháp cung cấp 72% điện năng của đất nước từ năng lượng hạt nhân và xuất khẩu thặng dư sang một số quốc gia ở châu Âu. Pháp là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân.

12. Uranium được đặt tên theo hành tinh Uranus

Uranium được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức Martin Klaproth trong khi nghiên cứu các mẫu khoáng chất từ khắp nơi trên thế giới. Oxit uranium có trong một mẫu từ mỏ bạc ở Jachymov, Cộng hòa Séc. Sau khi phát hiện ra, Klaproth đã đặt tên nó theo tên hành tinh là Uranus.

13. Không phải tất cả các lò phản ứng hạt nhân đều sản xuất ra điện

Hiện có khoảng 447 lò phản ứng hạt nhân thương mại lớn đang hoạt động, 60 lò đang được xây dựng, 160 lò đã được lên kế hoạch. Điều thú vị là không phải tất cả các lò phản ứng này đều sản xuất điện, nhiều lò thực sự được sử dụng cho nghiên cứu khoa học hoặc sản xuất đồng vị y tế.

14. Uranium là nguyên tố phổ biến của vỏ Trái đất

Urani là một trong những nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất, hơn bạc gấp 40 lần và hơn vàng gấp 500 lần. Uranium có thể được tìm thấy trong vỏ Trái đất ở hai đồng vị khác nhau: Uranium-238 và Uranium-235. Uranium-235 là nguyên tử phân hạch phổ biến nhất và được sử dụng trong hầu hết các lò phản ứng hạt nhân, chỉ chiếm 0,7%. Trong khi đồng vị Uranium-238 chiếm 99,3% còn lại.

15. Gần một nửa uranium trên thế giới được tìm thấy ở Kazakhstan

Kazakhstan có 50 mỏ uranium rộng lớn. Gần 40% nguồn cung cấp uranium trên thế giới trong năm 2016 đến từ quốc gia không giáp biển này. Kazakhstan là một trong những nhà cung cấp uranium lớn trên thế giới trong hơn 50 năm qua.

16. Uranium chứa đầy năng lượng

Năng lượng hạt nhân đến từ uranium, một nguồn tài nguyên không thể tái sinh, phải được khai thác. Năng lượng tạo ra bởi một tấn uranium tự nhiên đậm đặc đến mức nó tương đương với năng lượng tạo ra khi đốt 16.000 tấn than hoặc 80.000 thùng dầu.

16 sự thật này cung cấp thông tin cho chúng ta khi cố gắng tìm ra giải pháp cho nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Nhờ các nhà khoa học cực kỳ tận tâm, chúng ta hy vọng sẽ sử dụng nguồn năng lượng ngày càng an toàn hơn, nguồn năng lượng sạch cho tương lai bền vững trên hành tinh của chúng ta.