1. Nam châm luôn có hai cực, một cực bắc và một cực nam. Các đơn cực từ không tồn tại. Nếu lấy một thanh nam châm và cắt nó làm đôi. Hai mảnh còn lại vẫn sẽ có một cực bắc và một cực nam. Bạn có thể cắt nó hàng chục lần và kết quả sẽ giống nhau.

2. Nếu đặt các cực giống nhau của hai nam châm gần nhau thì chúng đẩy nhau ra xa. Nếu đặt hai cực khác nhau của hai nam châm gần nhau thì chúng hút lại với nhau.

3. Nam châm tạo ra một lực từ, gọi là từ trường. Từ trường này bao quanh nam châm.

4. Từ trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng bạn có thể quan sát từ trường bằng cách sử dụng mạt sắt. Đặt một thanh nam châm xuống bàn, dùng một tờ giấy phủ lên. Sau đó rắc mạt sắt lên giấy và quan sát cách chúng tạo thành hàng theo thanh nam châm.

5. Nam châm chỉ hút một số loại kim loại có từ tính, như sắt, thép, niken và coban. Hầu hết kim loại khác như đồng, bạc, vàng, magiê, bạch kim, nhôm, không bị nam châm hút do chúng không có từ tính. Các vật liệu khác như thủy tinh, giấy, nhựa, gỗ không bị nam châm hút.

6. Trong nam châm, các phân tử được sắp xếp sao cho các electron của chúng luôn quay theo cùng một hướng.

7. Dùng búa đập hoặc đốt nóng một nam châm có thể làm cho nó mất đi các đặc tính từ tính. Điều này là do các phân tử mất liên kết theo hướng bắc nam và được sắp xếp theo các hướng ngẫu nhiên.

8. Trái đất giống như một nam châm lớn. Lõi từ của Trái đất được tạo thành chủ yếu từ sắt, tạo cho Trái đất có từ trường riêng với một cực từ phía bắc, một cực từ phía nam. Tuy nhiên, điều này khác biệt về mặt địa lý so với các cực bắc và cực nam trong thực tế.

9. Từ trường của Trái đất bảo vệ Trái đất bằng cách làm lệch hướng gió Mặt trời và các hạt tích điện từ Mặt trời.

10. La bàn từ sử dụng từ trường của Trái đất để điều hướng theo hướng bắc, nam, đông, tây. Các đầu của kim la bàn luôn hướng về cực nam và bắc của Trái đất.

11. Trái đất, sao Thổ, sao Mộc, sao Hải Vương, sao Thiên Vương là những hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có từ trường.

12. Từ trường của Trái đất yếu hơn 1.000 lần so với một thanh nam châm điển hình.

13. Các cực từ của Trái đất di chuyển khoảng 40 km mỗi năm.

14. Đơn vị được sử dụng để đo sức mạnh của nam châm, hay nói chính xác hơn là cường độ của từ trường, được gọi là tesla.

15. Nam châm mạnh nhất thế giới. Đó là hai nam châm lớn nhất nằm tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico và Đại học bang Florida (FSU). Hai phòng thí nghiệm này có nam châm lần lượt có thể đạt 100 và 45 tesla. Để so sánh, nam châm bãi phế liệu - loại nam châm nâng ô tô - đạt khoảng 2 tesla.

16. Nam châm điện được sử dụng trong một số tàu cao tốc. Những đoàn tàu này di chuyển như “lơ lửng” trên đường ray của nó, làm giảm ma sát, giúp đoàn tàu đi nhanh hơn.

17. Có ba loại nam châm, bao gồm nam châm vĩnh cửu, nam châm điện, nam châm lõi không khí. Riêng nam châm vĩnh cửu hiện tại, có năm loại hình thành từ các vật liệu khác nhau với các đặc tính khác nhau: Neodymium, Samarium Cobalt, Ferit, Alnico, Flexible Rubber.

18. Nam châm đất hiếm (nam châm vĩnh cửu) mạnh có thể biến một số kim loại thành nam châm. Loại nam châm Neodymium mạnh có thể làm cho các vật liệu sắt từ, chẳng hạn như sắt, trở nên từ hóa. Bạn có thể thử bằng cách cọ xát một nam châm neodymium với một tuốc nơ vít. Tuốc nơ vít có thể lấy các vật có từ tính.

19. Máy chụp ảnh cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging - MRI) là phương pháp quét sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Máy MRI sử dụng nam châm cực mạnh, trên thực tế, chúng tạo ra trường mạnh hơn Trái đất khoảng 60.000 lần.

20. Động vật có thể cảm nhận được từ trường của Trái đất. Một số loài chim được các nhà khoa học cho rằng chúng cảm nhận được từ trường Trái đất để định hướng bay khi thực hiện hành trình di cư dài hàng ngàn km. Các loài cá mập cũng có một khả năng kỳ lạ là tìm đường trở lại cùng một bãi kiếm ăn hằng năm, ngay cả những khu vực cách xa hàng nghìn dặm, do chúng có khả năng tự định hướng theo từ trường của Trái đất.