Khoảng cách an toàn phóng điện là gì?

Theo Nghị định 62/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực, “Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp là khoảng cách tối thiểu từ phần tử mang điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện, công trình, cây, vật thể bay”.

Khoảng cách an toàn phóng điện đối với đường dây điện trên không điện áp cao

Theo Nghị định 62/2025/NĐ-CP, chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải có biện pháp chằng néo, gia cố mái của nhà ở, công trình phòng tránh nguy cơ bay vào đường dây dẫn điện trên không; tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình; không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định trong bảng sau:

Điện áp

 

Trên 01 kV đến 22 kV

35 kV

110 kV

220 kV

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách an toàn phóng điện

1,0 m

2,0 m

1,5 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

Trước khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không theo yêu cầu kỹ thuật tại Nghị định 62/2025/NĐ-CP. Cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến đơn vị quản lý vận hành lưới điện trước khi cấp phép xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn.

Chủ sở hữu ao, hồ nơi đường dây dẫn điện trên không điện áp cao đi qua phải có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý vận hành cắm biển cảnh báo và không được câu cá trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và khu vực có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

Trong phạm vi 1.000 m tính từ mép ngoài công trình lưới điện cao áp, siêu cao áp trên không hoặc 500 m tính từ mép ngoài công trình lưới điện trung áp ra các phía xung quanh, tổ chức, cá nhân không được thả diều, vật thể bay, trừ các thiết bị phục vụ quốc phòng, an ninh và của đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực làm nhiệm vụ kiểm tra, vận hành và bảo trì công trình.

Tổ chức, cá nhân không được đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải trong hành lang an toàn bảo vệ đường dây dẫn điện trên không làm thay đổi khoảng cách từ dây dẫn điện trên không đến mặt đất tự nhiên hoặc vi phạm khoảng cách an toàn về điện.

Khi tiến hành công việc gần hành lang hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp không để thiết bị, dụng cụ, phương tiện vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định trong bảng sau, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện công việc áp dụng công nghệ phù hợp hoặc do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh phải có sự thoả thuận bằng văn bản với đơn vị điện lực về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết:

Điện áp

Trên 01 kV đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách an toàn phóng điện

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m