Các sự cố lưới điện do cây xanh thường xuyên xảy ra. Trong mưa bão, gió lớn, cây xanh ngã đổ vào đường dây điện làm dẫn đến nguy cơ mất điện. Trong điều kiện bình thường, gió thổi làm cành, nhánh cây xanh đong đưa, cọ xát vào dây điện, dẫn đến khả năng vỏ bọc dây điện bị trầy xước, bong tróc cũng là nguy cơ xảy ra rò rỉ điện.

Chính vì vậy, các đơn vị điện lực hay quản lý cây xanh thường phối hợp chặt, tỉa, phát quang cây xanh để đảm bảo an toàn lưới điện. Song song đó, các hộ gia đình khi trồng cây xanh, cũng cần lưu ý đến khoảng cách an toàn giữa cây xanh với lưới điện.

Vậy khoảng cách giữa cây xanh và hành lang an toàn lưới điện là bao nhiêu? Theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện, khoảng cách Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không như sau (Điều 12):

1. Đối với cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây.

a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 

35 kV

 

Dây bọc

Dây trần

Khoảng cách

0,7 m

1,5 m

b) Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

110 kV

220 kV

500 kV

 

 

Dây trần

 

Khoảng cách

2,0 m

3,0 m

4,5 m

c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 

35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

 

Dây bọc

Dây trần

 

Dây trần

 

Khoảng cách

0,7 m

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 12.

2. Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn, khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 và 220 kV

500 kV

Khoảng cách

0,7 m

1,0 m

2,0 m

3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.

4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.