Kích thước

Các máy lọc không khí được thiết kế để hoạt động hiệu quả nhất khi chúng tương thích với diện tích căn phòng. Bạn hỏi kỹ nơi bán hàng để lựa chọn được máy có hiệu suất phù hợp diện tích căn phòng. Bằng cách này, bạn vừa có chiếc máy hoạt động hiệu quả, vừa tiết kiệm tiền điện.

Độ ồn

Hầu hết máy lọc không khí có bộ lọc HEPA đều tạo ra tiếng ồn từ 35 - 70 decibel. Mức độ tiếng ồn phụ thuộc vào bạn cài đặt máy hoạt động. Hãy chọn máy lọc không khí hoạt động hiệu quả, ngay cả khi bạn cài đặt độ ồn ở mức thấp nhất để tránh bị gián đoạn giấc ngủ.

Loại máy

Máy có bộ lọc HEPA: Máy lọc không khí có bộ lọc HEPA có thể thu giữ các chất ô nhiễm có kích thước nhỏ nhất là 0,3 micromet. Những hạt nhỏ này thậm chí không thể nhìn thấy bằng mắt người.

Máy có bộ lọc than hoạt tính: Máy lọc không khí với bộ lọc than hoạt tính khử mùi hiệu quả. Chúng không thể bắt vi rút, vi khuẩn như bộ lọc HEPA.

Máy có bộ lọc tĩnh điện: Máy lọc không khí với bộ lọc tĩnh điện sử dụng năng lượng điện có điện áp cao, khử các hạt đi qua bộ lọc. Máy lọc bụi tĩnh điện cũng giải phóng ozone, một loại khí có khả năng gây hại cho hô hấp của bạn.

Máy lọc bằng tia cực tím: Máy lọc không khí sử dụng tia UV để tiêu diệt vi trùng trong không khí. Một số máy làm sạch không khí bằng tia UV giải phóng ozone, hãy kiểm tra thông tin trước khi mua loại máy lọc này.

Máy lọc tạo ozone: Máy lọc không khí tạo ozone hấp thụ mùi hôi, nên chúng thường được sử dụng trong các khách sạn. Tiếp xúc với lượng ozone thấp có thể gây đau ngực, ho và khó thở. Phơi nhiễm kéo dài làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp.

Trong các loại máy lọc không khí trên, máy có bộ lọc HEPA có nhiều ưu điểm hơn nên được ưa chuộng hơn.

Bộ lọc HEPA

Bạn nên tìm các máy có bộ lọc HEPA thực sự, tránh các bộ lọc đại loại “giống HEPA” hoặc “loại HEPA”. Nếu bạn cũng muốn tránh mùi và khí, hãy thử máy lọc không khí kết hợp bộ lọc HEPA và bộ lọc than hoạt tính.

Về cơ bản, bộ lọc HEPA có lưới lọc từ các sợi thủy tinh có đường kính từ 0,5 - 2,0 micromet. Do đó, máy lọc không khí có bộ lọc HEPA có thể loại bỏ phần lớn các hạt rất nhỏ như phấn hoa, bào tử nấm, khói, lông thú, vi khuẩn và các tác nhân trong không khí gây dị ứng, hen suyễn, các bệnh về hô hấp. Trong khi máy hút bụi thông thường khác không hút được, thậm chí thải lại ra không khí.

Tỷ lệ phân phối không khí sạch (CADR - Clean-Air Delivery Rate)

CADR của máy lọc không khí chỉ định tốc độ làm sạch tổng thể của máy cho một căn phòng có kích thước cụ thể. Nó cho biết tốc độ mà máy lọc có thể lọc khói, bụi, và phấn hoa (ba trong số những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất).

CADR cao cho thấy bộ lọc có thể lọc không khí nhanh chóng. CADR của máy lọc không khí dựa trên các tiêu chuẩn do Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị gia dụng (AHAM) đưa ra.

Xếp hạng thay đổi không khí mỗi giờ (ACH - Air Change Per Hour)

Xếp hạng ACH cho biết mỗi giờ toàn bộ lượng không khí trong phòng của bạn được lọc. Xếp hạng ACH cao hơn cho thấy hiệu quả lọc không khí tốt hơn. Ví dụ, xếp hạng ACH là 5x, có nghĩa là khối lượng không khí trong phòng được trao đổi năm lần mỗi giờ.

Nếu bạn dễ bị dị ứng hoặc hen suyễn, tốt nhất nên chọn máy lọc có xếp hạng ACH ít nhất là 4x hoặc 5x. Bằng cách đó, bạn đảm bảo không khí trong nhà được lọc với tốc độ nhanh hơn. Lọc thường xuyên làm giảm nguy cơ để lại mầm bệnh trong môi trường trong nhà của bạn.

Phát thải ozone

Một số máy lọc không khí tạo ra ozone trong quá trình lọc. Khí ozone có thể gây hại cho hệ hô hấp của bạn. Trước khi mua, hãy kiểm tra xem máy lọc không khí có thải ra khí ozone hay không.

Tiết kiệm năng lượng

Để máy lọc không khí hoạt động hiệu quả, bạn gần như phải bật liên tục khi bạn có mặt trong phòng. Do đó, khả năng tiêu tốn điện năng cần phải được xem xét. Khi mua máy lọc không khí, bạn chú ý, xem các loại máy nào có dán nhãn năng lượng, một tiêu chí được xem xét về tiết kiệm điện.

Bảo trì

Khi mua máy lọc không khí, bạn cũng nên tính đến chi phí bảo trì. Chi phí bảo trì phụ thuộc vào tần suất bạn phải thay bộ lọc.

Một số máy lọc không khí, chẳng hạn máy có đèn UV, bao gồm các bộ lọc có thể rửa được, nhưng chúng cần nhiều điện hơn để hoạt động. Điều này có thể làm tăng tiền điện hằng tháng của bạn.

Máy làm sạch không khí có bộ lọc HEPA tiết kiệm năng lượng, nhưng bộ lọc nên được thay đổi một lần trong ba tháng để có lợi ích tối ưu.

Nếu bạn mua máy lọc không khí kết hợp nhiều bộ lọc, bạn có thể tốn nhiều chi phí hơn cho việc thay bộ lọc. Ví dụ: nếu máy lọc không khí của bạn có bộ lọc HEPA và bộ lọc than hoạt tính, bạn sẽ phải thay cả hai bộ lọc 3 - 4 tháng một lần, có thể khiến bạn tốn tiền thêm một chút.