Các tảng băng trôi, mặc dù là những khối băng có kích thước khổng lồ, hùng vĩ nhưng chúng lại khá phù du. Khi tách khỏi các sông băng, nơi hình thành ra chúng, chúng trôi về phía bắc hoặc phía nam, tùy từng trường hợp. Khi đến các vĩ độ ấm hơn, chúng nhanh chóng tan chảy, vỡ ra.

Vì lý do này, các ký hiệu như tảng băng trôi lớn nhất hay lâu đời nhất thế giới chỉ mang tính tạm thời. Chẳng hạn, tảng băng B-15 tách khỏi thềm băng Ross của Nam Cực vào tháng 3/2000, hay tảng băng A-68, tách ra từ thềm băng Larsen năm 2017.

Tuy nhiên, A23a là tảng băng trôi lớn nhất và lâu đời nhất hiện nay. Khi được đo lần cuối, nó có diện tích khoảng 3.900 km2 (1.500 dặm2), gấp đôi diện tích vùng đô thị Đại Luân Đôn (Greater London) và ước tính nặng khoảng một nghìn tỉ tấn, tương đương với 250 tỉ con voi châu Phi.

Đây cũng là tảng băng trôi lâu đời nhất hiện nay, tách từ thềm băng Filchner-Ronne của Nam Cực vào năm 1986. Vài thập kỷ đầu tiên trôi tự do, nó không mấy ấn tượng, rồi nó mắc kẹt trên đáy đại dương bởi chính kích thước và trọng lượng của nó, sau đó trôi ra biển Weddell vào năm 2020.

Sự di chuyển gián đoạn của A23a làm chậm đáng kể quá trình tan chảy của nó. Sau đó, mọi thứ trở nên hơi kỳ lạ, A23a bắt đầu tiến dần về phía nam Đại Tây Dương. Khoảng tháng 4/2024, nó gặp phải một hiện tượng trên biển, gọi là cột Taylor. Nói một cách đơn giản, đây là dòng xoáy nước khổng lồ do cột nước xoay tròn hình thành phía trên các ngọn núi dưới biển.

Các dòng xoáy nước có thể khiến các tảng băng trôi mắc kẹt, khó thoát ra, nhưng A23a vượt qua được điều đó. A23a mắc kẹt trong dòng xoáy mất nhiều tháng, di chuyển theo những vòng tròn cho đến khi hình ảnh vệ tinh tháng 12/2024 gần đây cho thấy cuối cùng nó đã thoát ra và trôi về phía bắc đến đảo Nam Georgia cận Nam Cực, nằm ở vĩ độ nam khoảng 540.

Các nhà nghiên cứu dự đoán, gió và dòng hải lưu sẽ đưa A23a vào nam Đại Dương khi nó đi theo dòng hải lưu vòng Nam Cực. Điều đó sẽ đưa nó đến gần hơn một khu vực được gọi là “hẻm băng trôi”, nơi mà các tảng băng lớn hơn thường trôi đến.

Khi hướng về phía đảo Nam Georgia, A23a dự kiến sẽ va vào vùng nước ấm hơn, tan chảy nhanh hơn và kết thúc. Điều đó có nghĩa là mọi thứ nó thu thập được từ đáy đại dương, đá và tất cả bụi tích tụ trên bề mặt của nó sẽ được giải phóng vào nước.

Xem xét quy mô của A23a, thật khó để dự đoán hậu quả của việc tan chảy của nó sẽ như thế nào, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, sự gia tăng sắt từ các sông băng tan chảy có thể làm tăng lượng thực vật phù du, ví dụ, giữ lại một phần CO2 từ khí quyển.

Việc theo dõi tảng băng trôi không chỉ có ý nghĩa khoa học. Các tảng băng trôi khổng lồ có thể giải phóng các chất dinh dưỡng khi chúng tan chảy cùng với một lượng lớn nước ngọt, từ đó ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và sinh vật dưới biển. Quan trọng hơn là tác động của điều này đối với hệ sinh thái địa phương.

Nhưng mặt trái của những điều này là khả năng gây thảm họa của việc băng tan chảy ở hai cực, làm mực nước biển dâng cao, mất môi trường sống cho các loài động vật sống trên và xung quanh các sông băng này. Một nghiên cứu mới cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc băng biển Nam Cực tan dần với việc gia tăng các cơn bão đại dương.