Trong 20 năm qua (2001 - 2021), thế giới đã mất gần 1 triệu km2 diện tích rừng, bởi các yếu tố như phát triển nông nghiệp; định canh định cư; tăng trưởng năng lượng; khai thác gỗ trái phép; cháy rừng…

Dưới đây là xếp hạng các quốc gia có diện tích rừng (tính bằng km2) bị suy giảm nhiều nhất từ năm 2001 - 2021.

STT

Quốc gia

Diện tích rừng thay đổi (km2) 2001-2021

Tỉ lệ mất rừng (%)

1

Brazil

-517,464

-9%

2

Cộng hòa dân chủ Congo

-181,721

-13%

3

Angola

-111,012

-14%

4

Sudan

-106,213

-37%

5

Indonesia

-95,903

-9%

6

Tanzania

-80,220

-15%

7

Paraguay

-68,266

-30%

8

Myanmar

-62,712

-18%

9

Argentina

-45,979

-14%

10

Mozambique

-44,688

-11%

11

Bolivia

-42,791

-8%

12

Colombia

-36,001

-6%

13

Nigeria

-32,661

-13%

14

Peru

-30,155

-4%

15

Cambodia

-28,491

-26%

16

Venezuela

-28,130

-6%

17

Mexico

-26,732

-4%

18

Zambia

-23,924

-5%

19

Botswana

-23,660

-14%

20

Bờ Biển Ngà

-22,577

-45%

Hầu hết tình trạng mất rừng xảy ra ở các khu rừng nhiệt đới và rừng rậm, chủ yếu là rừng nhiệt đới Amazon ở Nam Mỹ và các khu rừng nhiệt đới ở châu Á.

Brazil là quốc gia mất rừng nhiều nhất, hơn nửa triệu km2 rừng trong hai thập kỷ qua (2001 - 2021). Việc mở rộng nông nghiệp để sản xuất thịt bò, đậu nành, cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng là các nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng quy mô lớn này. Trên thực tế, Brazil đã mất đi độ che phủ rừng bằng tổng diện tích rừng che phủ của 4 quốc gia tiếp theo cộng lại.

Điều dễ thấy là hầu hết quốc gia trong danh sách này đến từ Nam Mỹ, châu Phi và một vài quốc gia ở châu Á. Một nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan này, trong đó các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng có tỷ lệ phá rừng cao hơn các nền kinh tế tiên tiến.