Ánh sáng xanh là gì?
Trong cuộc sống ngày nay, sóng điện từ luôn hiện diện và chuyển động xung quanh chúng ta, từ sóng vô tuyến, sóng vi ba, tia hồng ngoại, tia UV, tia X, tia gamma.
Hầu hết sóng điện từ đều không nhìn thấy được. Nhưng mắt người có thể phát hiện được một dải sóng nhỏ từ ánh sáng nhìn thấy (visible light). Ánh sáng nhìn thấy có chứa một loạt các bước sóng và năng lượng.
Bước sóng của mỗi ánh sáng quyết định năng lượng của nó. Ánh sáng có bước sóng ngắn có nhiều năng lượng hơn, ánh sáng có bước sóng dài hơn có ít năng lượng hơn.
Bước sóng của ánh sáng được đo bằng nanomet (nm). Một nanomet bằng một phần tỉ của mét. Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy thay đổi từ 380 nm (ánh sáng tím) đến 700 nm (ánh sáng đỏ).
Trong toàn bộ quang phổ ánh sáng nhìn thấy:
- Ánh sáng xanh lam (blue light) có bước sóng ngắn nhất và năng lượng cao nhất. Ánh sáng xanh lam có bước sóng từ 380 - 500 nm. Ánh sáng xanh lam còn được chia thành 3 nhóm như sau:
Ánh sáng tím (violet light): khoảng 380 - 410 nm
Ánh sáng xanh tím (blue-violet light): khoảng 410 - 455 nm
Ánh sáng xanh lam ngọc (blue-turquoise light): khoảng 455 - 500 nm
- Ánh sáng đỏ (red light) có bước sóng dài nhất và năng lượng thấp nhất.
Do có năng lượng cao nên ánh sáng xanh có nhiều khả năng gây hại cho mắt hơn các ánh sáng nhìn thấy khác.
Ánh sáng xanh có ở đâu?
Ánh sáng xanh, giống như các màu khác của ánh sáng nhìn thấy, có trong tự nhiên (ánh sáng mặt trời) và nhân tạo (ánh sáng của các thiết bị điện tử).
Đặc biệt, việc sử dụng các thiết bị điện tử, thiết bị kỹ thuật số ngày càng phổ biến, khiến con người tiếp xúc ánh sáng xanh nhiều hơn bao giờ hết. Màn hình máy tính để bàn, máy tính xách tay, tivi, máy tính bảng, điện thoại di động… đều sử dụng công nghệ LED với lượng ánh sáng xanh cao.
Rủi ro của việc tiếp xúc ánh sáng xanh
Mặc dù các nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng, ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, thiết bị kỹ thuật số có thể không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho mắt, nhưng các chuyên gia sức khỏe lo ngại hậu quả lâu dài của việc tiếp xúc ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị.
Ánh sáng xanh với cấu trúc của mắt
Mắt của bạn được trang bị các cấu trúc bảo vệ mắt khỏi một số loại ánh sáng. Ví dụ, giác mạc và thủy tinh thể bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của tia UV. Nhưng hầu như 100% ánh sáng xanh có năng lượng cao đi qua được các cấu trúc này và đến võng mạc.
Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ánh sáng xanh đã được chứng minh là có hại cho các tế bào nhạy cảm với ánh sáng như ở võng mạc.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu hơn, để xác định lượng ánh sáng xanh từ ánh sáng mặt trời và các thiết bị điện tử bao nhiêu là “quá nhiều” đối với võng mạc, đồng thời liệu ánh sáng xanh có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa điểm vàng hay không.
Bạn cần biết rằng, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác là nguyên nhân đầu tiên gây mất thị lực ở những người trên 50 tuổi. Nó xảy ra khi điểm vàng ở phía sau mắt của bạn, bị thoái hóa dần khi bạn già đi.
Ánh sáng xanh với mỏi mắt
Sử dụng thiết bị kỹ thuật số khoảng cách gần hoặc trong thời gian dài có thể dẫn đến mỏi mắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mọi người sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị kỹ thuật số, có xu hướng ít chớp mắt hơn bình thường, đồng nghĩa với việc giảm độ ẩm và gây căng thẳng cho mắt của bạn.
Khi mắt căng thẳng vì nhìn chằm chằm vào màn hình phát ra ánh sáng xanh, có thể dẫn đến các hiện tượng: khô mắt, đau mắt, mỏi mắt, đau đầu,…
Ánh sáng xanh với giấc ngủ
Tuy các nghiên cứu vẫn chưa rõ về tác động lâu dài của ánh sáng xanh đối với mắt, nhưng lại có nhiều sự đồng thuận về tác động của ánh sáng xanh đối với giấc ngủ của bạn.
Cảm biến ánh sáng trong mắt bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa ánh sáng ban ngày chói chang (tông ánh sáng xanh cường độ cao) và buổi chiều hoàng hôn (tông màu đỏ, ấm hơn). Khi ánh sáng xung quanh dịu đi vào buổi hoàng hôn, cảm biến trong mắt bạn sẽ thúc đẩy cơ thể giải phóng melatonin tự nhiên của cơ thể, loại hormone gây buồn ngủ.
Ngược lại, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối, cơ thể bạn không tiết ra nhiều melatonin và giấc ngủ của bạn sẽ bị trì hoãn, gián đoạn, khó ngủ hơn.
Lợi ích sức khỏe của ánh sáng xanh
Cái gì cũng có hai mặt, ánh sáng xanh cũng vậy, nó có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe.
Giúp bạn tỉnh táo
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể tăng thời gian phản ứng của bạn, kích thích sự tỉnh táo khi bạn không ở vào thời gian hiệu suất cao nhất trong ngày. Điều này được chứng minh ở các khu văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, đèn lắp đặt chủ yếu là ánh sáng trắng, xanh; trong khi ánh sáng vàng không phù hợp.
Cải thiện tiềm năng trầm cảm theo mùa
Liệu pháp ánh sáng xanh hiện là một trong những phương pháp điều trị phổ biến để giảm chứng trầm cảm theo mùa. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, đây cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm không theo mùa, đặc biệt là khi kết hợp với thuốc chống trầm cảm.
Giúp xóa một số tình trạng da
Mụn trứng cá, dày sừng Actinic, vảy nến đều được cải thiện bằng cách điều trị bằng ánh sáng xanh. Một số thẩm mỹ viện quảng bá việc sử dụng công nghệ ánh sáng xanh cho việc trị mụn và triệu chứng khác ở da.
Cách hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh
Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên thực hiện các bước sau để giảm thiểu các rủi ro do tiếp xúc với ánh sáng xanh:
Thực hành nguyên tắc 20/20/20
Khi bạn đang sử dụng thiết bị phát ra ánh sáng xanh, hãy dừng lại sau mỗi 20 phút để tập trung vào các vật thể khác ở cách xa khoảng 20 feet (khoảng 6 mét). Nghiên cứu những vật thể đó trong 20 giây, sau đó quay lại xem thiết bị.
Giữ cho đôi mắt của bạn ẩm
Thuốc nhỏ mắt, hay nước mắt nhân tạo đều là những cách tốt để giúp mắt bạn không bị quá khô và kích ứng khi bạn đang sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh.
Điều chỉnh ánh sáng xanh trên màn hình của bạn
Để giảm nguy cơ mỏi mắt và rối loạn giấc ngủ, bạn có thể đặt màn hình thiết bị với tông màu ấm hơn. Bạn cũng có thể mua màn hình lọc ánh sáng xanh khi bạn làm việc với máy tính vào ban đêm. Bộ lọc có thể làm giảm độ chói trên màn hình của bạn. Nhưng không rõ việc chặn ánh sáng xanh có giúp đảm bảo giấc ngủ cho những người sử dụng màn hình chiếu sáng trước khi đi ngủ hay không!