1. Không sử dụng chén, bát hoặc đồ dùng bằng kim loại
Đừng cho chén, bát, muỗng, hộp đựng bằng kim loại vào lò vi sóng, vì nó có xu hướng tạo tia lửa. Thủy tinh và gốm là những thứ tốt nhất để bạn đựng thực phẩm khi cho vào lò vi sóng.
Có một số khuyến cáo, không nên cho hộp nhựa vào lò vi sóng, vì khi nhiệt trong lò quá nóng, hóa chất từ hộp nhựa có thể ngấm vào thực phẩm, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số hộp nhựa được thiết kế để có thể dùng trong lò vi sóng, vì vậy hãy luôn kiểm tra hộp đựng xem nó có thể cho vào lò vi sóng hay không.
2. Không nấu tất cả các loại thực phẩm cùng lúc
Các loại thực phẩm khác nhau sẽ nóng lên theo những cách khác nhau. Thực phẩm dạng đặc sẽ nóng khác biệt hơn so với thực phẩm dạng lỏng. Các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như rau củ sẽ nóng nhanh hơn các loại thực phẩm khác như thịt, cá…
Món súp, món hầm sẽ nóng lên rất nhanh, nhưng nó cũng sẽ mất nhiệt nhanh hơn. Trong khi bít tết sẽ nóng lên chậm hơn, nhưng cũng sẽ giữ nhiệt lâu hơn.
3. Thỉnh thoảng khuấy thức ăn
Lò vi sóng cần có bàn quay để nhiệt đến được tất cả các phần của thức ăn. Mặc dù vậy, khi cho thực phẩm vào lò vi sóng, thường không phải tất cả các bộ phận sẽ được làm nóng kỹ lưỡng. Thực phẩm sẽ không nhận được nhiệt độ nóng đồng bộ ở trong lò.
Thức ăn không nóng đều, chẳng những khó ăn mà còn có thể ảnh hưởng cho sức khỏe vì phần chưa nóng kỹ, có thể cho phép vi khuẩn có hại tồn tại. Bạn cần khuấy đều, hoặc đảo thức ăn để lan tỏa nhiệt, đảm bảo thức ăn được làm nóng toàn bộ.
4. Làm nóng kỹ thức ăn
Bạn nên hâm nóng thức ăn của mình ở nhiệt độ ít nhất 75 độ C. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo rằng đặt thực phẩm vào một chiếc đĩa cạn, trong lò vi sóng ở chế độ “cao” và quay 2-3 phút (tùy thuộc thực phẩm đó là gì).
Bạn cũng nên tránh hâm nóng một số loại thức ăn sau đây trong lò vi sóng vì sẽ gây hại cho sức khỏe: nấm, cần tây, trái cây, thức ăn chiên, nước sốt và sữa mẹ.
5. Không đậy thức ăn trong lò vi sóng
Trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng nóng lên nên áp suất bên trong nó cũng nóng lên, nếu dùng các đồ đậy nắp thì có thể làm bung nắp, xu hướng bắn tung tóe khắp lò vi sóng. Ngay cả khi gia nhiệt các thức ăn đựng trong hộp, bạn cũng phải nhớ để hở nắp hộp để tránh thức ăn bắn ra làm bẩn lò.
6. Canh chừng thức ăn
Bạn không nên đứng gần lò vi sóng, nhưng nếu bạn bỏ đi quá lâu thì có thể sẽ gặp sự cố như: thức ăn cháy khét, bắp rang nổ, hộp thủy tinh vỡ… vì bạn lỡ canh nhiệt độ quá cao. Bạn cần luôn để mắt đến thức ăn trong lò vi sóng để có thể kịp thời xử lý trong tình huống xấu nhất có thể.
Để cảm thấy an tâm hơn, bạn chỉ nên để nhiệt độ trong khoảng thời gian ngắn tùy theo mục đích sử dụng.
7. Không rã đông thịt, cá
Lò vi sóng chỉ dùng nhiệt độ để rã đông được lớp bên ngoài của thực phẩm. Lúc này, vi khuẩn cũng bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, những thực phẩm như thịt, cá đông lạnh không nên cho vào lò vi sóng.
Nếu bạn biết mình sẽ làm bít tết vào sáng mai, hãy lấy nó ra vào chiều hôm trước, cho vào hộp đậy kín, để ở ngăn mát của tủ lạnh và nó sẽ sẵn sàng để bạn chế biến sử dụng hôm sau.
8. Vệ sinh lò thường xuyên
Hãy tưởng tượng, những mẩu thức ăn thừa hoặc vết ố bẩn bám trong lò vi sóng, khi được làm nóng, nó có thể thẩm thấu vào thức ăn mới của bạn ở lần tiếp theo khi bạn cho vào lò vi sóng! Hơn nữa, thực phẩm dính vào bên trong lò, nếu không vệ sinh ngay, bạn sẽ gặp khó khăn khi chùi rửa sau này.
Bạn cần đảm bảo rằng lò vi sóng được giữ sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ là một trong những cách sử dụng lò vi sóng bền lâu và hiệu quả. Làm sạch lò vi sóng chỉ đơn giản là bạn dùng một miếng vải sạch và nước nóng để lau chùi.
9. Không mở cửa lò vi sóng khi chưa hết thời gian
Việc bất ngờ mở cửa lò vi sóng khi chưa hết thời gian nấu, có thể gây nguy hiểm khôn lường. Nếu bạn đóng cửa lò không kín, sóng viba phát tán ra bên ngoài gây nguy hiểm cho sức khoẻ gia đình bạn. Nếu bạn mở cửa lò trong quá trình nấu, thức ăn sẽ bắn vào người gây bỏng da.
10. Không bật lò khi không có thức ăn bên trong
Khi bên trong lò không có thức ăn mà chúng ta vô tình bật khởi động, lúc này lò sẽ hoạt động với công suất cao, các tia bức xạ phát ra không được hấp thụ hết sẽ dẫn đến phản xạ ngược lại gây nổ. Nếu lỡ như bên trong lò vi sóng bị cháy, bạn không được mở cửa lò ngay mà phải rút ổ cắm ra trước rồi mới mở cửa lò.