Khám phá 15 sự thật thú vị về điện trường sẽ giúp bạn hiểu từ những điều cơ bản đến các ứng dụng, ảnh hưởng quan trọng của điện trường.

Điện trường được tạo bởi điện tích. Điện trường được tạo ra bởi sự hiện diện của điện tích, cho dù điện tích dương hay âm. Điện trường là vùng xung quanh một điện tích, mà ở đó có thể cảm nhận được ảnh hưởng của điện tích đó. Một điện tích có thể tác dụng lực lên các điện tích khác trong điện trường của nó bằng cách hút hoặc đẩy chúng.

Điện trường có thể được tạo ra bởi các điện tích đứng yên. Khi một điện tích dương hoặc âm nằm ở một vị trí, nó sẽ tạo ra điện trường xung quanh nó. Trường này có thể ảnh hưởng đến chuyển động của các điện tích khác trong môi trường xung quanh nó.

Điện trường có thể được tạo ra bởi các điện tích chuyển động. Không chỉ các điện tích đứng yên tạo ra điện trường mà các điện tích chuyển động cũng tạo ra điện trường. Hiện tượng này được mô tả bằng phương trình Maxwell và là nguyên lý cơ bản của điện từ.

Điện trường được biễu diễn bằng đường sức. Đường sức là một cách biểu diễn điện trường một cách trực quan. Chúng biểu thị hướng của điện trường tại những điểm khác nhau trong không gian. Đường sức thường được mô tả dưới dạng những đường cong, tỏa ra từ điện tích dương và hướng vào ở điện tích âm.

Điện trường có cả độ lớn và hướng. Điện trường là một đại lượng vector, nghĩa là nó có cả độ lớn và hướng. Độ lớn của điện trường (cường độ điện trường) tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.

● Điện trường đều. Điện trường đều là điện trường có vector cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn; nghĩa là đường sức điện là các đường thẳng song song cách đều.

● Đơn vị đo của điện trường. Điện trường được ký hiệu là chữ “E”. Đơn vị đo của điện trường là Volt/mét (ký hiệu là V/m), hay Newton/coulomb (ký hiệu là N/C).

Cường độ điện trường phụ thuộc vào khoảng cách. Cường độ điện trường giảm dần khi càng di chuyển ra xa nguồn điện. Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và khoảng cách được mô tả trong định luật Coulomb.

Cường độ điện trường phụ thuộc vào điện thế. Điện thế hay còn gọi là điện áp có liên quan đến điện trường. Bằng cách thay đổi điện thế, cường độ và hướng của điện trường có thể thay đổi. Điện thế càng cao thì điện trường càng lớn.

Điện trường có thể được che chắn bằng vật liệu dẫn điện. Các vật liệu dẫn điện, chẳng hạn như kim loại, có thể chặn hoặc làm giảm tác dụng của điện trường. Khi điện trường gặp vật liệu dẫn điện, các điện tích bên trong vật liệu dẫn điện tự phân bố theo cách triệt tiêu điện trường bên trong vật liệu. Ứng dụng quan trọng của nguyên lý này là lồng Faraday.

Điện trường có vai trò quan trọng trong mạch điện. Điện trường rất cần thiết trong hoạt động của các mạch điện. Chúng cho phép dòng điện chạy trong mạch và truyền năng lượng điện.

Điện trường có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Điện trường có nhiều ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực khác nhau: kỹ thuật điện và điện tử, phát triển công nghệ mới, thông tin và viễn thông, y học…

Điện trường tương tác với từ trường. Theo phương trình Maxwell, điện trường biến thiên sẽ tạo ra từ trường và ngược lại. Mối quan hệ này là cơ sở cho sóng điện từ và hoạt động của các thiết bị như máy biến áp.

Điện trường được sử dụng trong các phép đo lực không tiếp xúc. Trong một số ứng dụng khoa học và công nghiệp, điện trường được sử dụng để đo lực mà không cần tiếp xúc vật lý. Điều này cho phép đo chính xác trong các hệ thống chi tiết.

Điện trường có trong tự nhiên và tác động lên các sinh vật sống. Bầu khí quyển của Trái đất và cơ thể con người chịu tác động của điện trường tự nhiên. Điện trường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết, sự di cư của động vật, thậm chí cả sức khỏe con người.