Mưa sao băng Quadrantids diễn ra vào đêm ngày 3/1, rạng sáng ngày 4/1/2022.
Quadrantids là một trận mưa sao băng trên mức trung bình, với cực điểm lên tới 40 - 60 sao băng mỗi giờ.
Quadrantids được cho là được tạo ra bởi các mảnh vỡ để lại bởi một tiểu hành tinh đã tắt, có tên là 2003 EH1, được phát hiện vào năm 2003. Có giả thuyết rằng, vào một thời điểm trong quá khứ xa xôi, tiểu hành tinh này là một sao chổi đang hoạt động, bằng cách nào đó vẫn phóng vật chất thiên thạch ra ngoài không gian.
Không giống như các trận mưa sao băng khác có xu hướng duy trì cực đại trong khoảng hai ngày, thời kỳ cực điểm của Quadrantids chỉ kéo dài vài giờ.
Ngày 3/1/2022 theo âm lịch là mùng 1 tháng Chạp năm Tân Sửu, tức Mặt trăng sẽ khuyết ở mức thấp nhất, dưới 1% (Trăng non), để lại bầu trời tối đen, khá thuận lợi cho việc quan sát mưa sao băng Quadrantids.
Quadrantids đạt đỉnh trong năm nay vào khoảng 04:00 chiều EDT (21:00 GMT) vào ngày 3/1/2022 (khoảng 4 giờ sáng Việt Nam ngày 4/1). Đây là thời điểm quan sát tốt đối với những người sống ở khu vực Đông Á. Ngược lại, đối với những người ở Bắc Mỹ, sẽ khó có cơ hội hơn nhìn thấy các vệt sao băng trên bầu trời trong thời gian cực đại của trận mưa sao băng Quadrantids.
Theo các chuyên gia thiên văn, thời điểm xem tốt nhất là từ sau nửa đêm, vị trí quan sát nên là một địa điểm xem vắng vẻ, tránh xa ánh đèn thành phố. Khi đến địa điểm, mắt của bạn có thể mất từ 15 đến 20 phút để làm quen với bóng tối. Các phát sáng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bootes, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Năm 2022, bên cạnh mưa sao băng Quadrantids, bạn sẽ còn có dịp quan sát 10 trận mưa sao băng khác nữa (https://dienluc247.com/nam-2022-ban-co-the-quan-sat-su-kien-thien-van-gi-tren-bau-troi-31923.html).