Đèn tuýp huỳnh quang
Đèn tuýp huỳnh quang truyền thống hay thường gọi đơn giản là đèn tuýp gồm một máng đèn, một ống thủy tinh dài, hai đầu là phụ kiện kim loại nơi dòng điện đi qua. Bên trong ống thủy tinh đèn chứa một lượng magie, khí trơ argon, thành ống được phủ một lớp bột phốt pho (huỳnh quang).
Khi có nguồn điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm các nguyên tử magie bên trong ống được kích thích, giải phóng năng lượng thành các tia tử ngoại (tia cực tím). Những tia cực tím này tác động vào lớp bột photpho làm đèn phát sáng. Để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, phải lắp thêm tăng phô (ballast) và chuột (starter).
Đèn huỳnh quang cho hiệu suất năng lượng cao hơn nhiều so với đèn sợi đốt do ít tỏa nhiệt khi phát sáng. Đèn huỳnh quang cũng có tuổi thọ cao hơn. Bình thường, dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn đèn sợi đốt 8 đến 10 lần.
Đèn tuýp LED
Đèn tuýp LED không chứa chất khí nào để tạo nguồn sáng. Trên thị trường thường có 2 dòng sản phẩm đèn tuýp LED là: tuýp thủy tinh và tuýp nhôm nhựa. Về cơ bản, thành phần đèn tuýp LED thủy tinh và nhôm nhựa tương đối giống nhau, gồm có 4 bộ phận chính: chip LED, bộ nguồn (Driver), mạch điện tử, thân đèn.
- Chip LED. Đèn tuýp LED sử dụng chip SMD với các hạt chip siêu bền, tạo nguồn phát sáng. Nhờ vậy, ánh sáng của đèn LED tuýp dịu nhẹ, không chói, tản nhiệt tốt, an toàn với người sử dụng.
- Bộ nguồn (Driver). Bộ nguồn chuyển đổi dòng điện xoay chiều ở đầu vào (220V hoặc 110V tùy điện áp sử dụng của mỗi quốc gia) thành dòng điện một chiều để chip LED hoạt động. Bộ nguồn cũng quyết định đến chất lượng chiếu sáng, tuổi thọ của đèn LED, giúp kiểm soát và ổn định dòng điện, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Mạch điện tử, còn gọi là mạch in. Mạch điện tử là bộ phận dẫn cho chip LED hoạt động. Ngoài ra, còn có tác dụng tản nhiệt ra bên ngoài vỏ đèn.
- Thân đèn. Thân đèn tuýp LED có cấu thành của hai bộ phận là vỏ đèn và máng đèn. Vỏ đèn được xem là lớp bảo vệ các linh kiện bên trong đèn LED, có thể chịu được nhiệt ở độ cao, ngăn những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của đèn. Máng đèn có tác dụng làm giá đỡ cho đèn và các linh kiện, là bộ phận tản nhiệt tốt cho chip LED.
So sánh giữa đèn tuýp huỳnh quang và đèn tuýp LED
- Tiêu thụ năng lượng: Đèn tuýp LED tiêu thụ năng lượng ít hơn so với đèn huỳnh quang, giúp giảm chi phí tiền điện.
- Phát sáng: Đèn tuýp huỳnh quang cần đến sự hỗ trợ của tăng phô và chuột nên thường nhấp nháy trước khi sáng. Đèn tuýp LED sẽ phát sáng ngay tức thì khi bật công tắc điện.
- Ánh sáng: Đèn huỳnh quang chỉ có một màu duy nhất là màu trắng. Đèn tuýp LED có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt, phù hợp các không gian sử dụng khác nhau.
- Lắp đặt: Đèn tuýp huỳnh quang cần có tăng phô (ballast) và chuột (starter) nên cần phải chú ý lắp đặt đúng kỹ thuật các bộ phận này với máng đèn. Điều này kéo theo tốn kém thêm chi phí bảo trì, sửa chữa khi tăng phô hay chuột bị hư. Đèn tuýp LED chỉ cần lắp đặt vào máng đèn là sử dụng.
- Thân thiện với môi trường: Đèn tuýp huỳnh quang có sử dụng lượng nhỏ thủy ngân, là nguyên tố độc hại, tác động xấu đến sức khỏe của con người và môi trường. Đèn tuýp LED không chứa thủy ngân, không phát ra tia tử ngoại (tia cực tím), thân thiện với môi trường để người sử dụng an toàn hơn.
- Tỏa nhiệt: Đèn tuýp LED tỏa nhiệt thấp hơn so với đèn tuýp huỳnh quang nên tiêu thụ năng lượng ít hơn.
- Tuổi thọ: Trong điều kiện tiêu chuẩn, các thử nghiệm đo thông số kỹ thuật cho thấy đèn LED có tuổi thọ tới 40.000 - 50.000 giờ chiếu sáng, trong khi đèn tuýp huỳnh quang chỉ ở mức 800 - 1.500 giờ. Đèn tuýp huỳnh quang sử dụng được vài năm thì bắt đầu có dấu hiệu bị đen ở hai đầu bóng đèn, khi bật công tắc, đèn nhấp nháy nhiều lần rồi mới sáng, gây khó chịu, mỏi mắt. Tuổi thọ đèn tuýp LED nổi trội hơn hẳn, giúp giảm chi phí thay thế và bảo trì bóng đèn.
- Giá thành: Đèn tuýp LED có giá bán cao hơn so với đèn tuýp huỳnh quang, nhưng về lâu dài thì đèn tuýp LED tiết kiệm điện năng, tuổi thọ cao hơn, giúp giảm những chi phí bảo trì, thay thế.