10 loài động vật sử dụng điện trong đời sống của chúng
09/09/2023
| Góc ảnh
Động vật sử dụng điện theo hai cách khác nhau: phát điện (tạo ra xung điện) và tiếp nhận điện (phát hiện các xung điện này).
1. Thú mỏ vịt (Platypus). Thú mỏ vịt có nguồn gốc từ Úc, có thể phát hiện con mồi thông qua 40.000 điểm cảm thụ điện ở mỏ của nó. Nó sử dụng chiếc mỏ siêu nhạy cảm này, phát hiện các xung điện để tìm thức ăn trong khi bơi. Khả năng này phục vụ rất tốt cho thú mỏ vịt vì nó thường săn mồi ở vùng nước sâu, nơi có thể khó nhìn thấy con mồi.
7. Ong bắp cày phương Đông (Oriental hornet). Ong bắp cày phương Đông có các mô màu vàng đặc biệt có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời cũng như các mô màu nâu tạo ra điện. Ong bắp cày sử dụng dòng điện này làm nguồn năng lượng. Các nhà khoa học đã khám phá đáng ngạc nhiên sau khi nhận thấy ong bắp cày phương Đông hoạt động vào thời điểm mặt trời gay gắt nhất, một đặc điểm bất thường so với các đồng loại của nó.
8. Cá mập (Shark). Cá mập có cơ quan thụ cảm chuyên biệt trên mõm giúp phát hiện ra điện trường phát ra từ con mồi tiềm năng. Điều này có thể hữu ích ở vùng biển xanh thẳm, nơi con mồi có thể ở rất xa hoặc đang ngụy trang.
9. Cá heo Guiana (Guiana dolphin). Giống như cá mập, các cơ quan thụ cảm trong mõm cá heo Guiana có thể cảm nhận điện trường do con mồi phát ra, giúp nó tìm thức ăn.
10. Cá chình điện (Electric eels). Cá chình điện còn gọi là lươn điện mặc dù chúng không phải là lươn. Chúng sống ở các ao, suối thuộc lưu vực sông Amazon và Orinoco ở Nam Mỹ. Cá chình điện sử dụng các tế bào phát điện nằm ở ba cơ quan cảm giác dọc theo chiều dài cơ thể, để làm choáng váng con mồi hay chống lại kẻ săn mồi. Cá chình điện có thể tạo ra dòng điện lên tới 500 - 600 volt, gây cú sốc điện rất mạnh.