Phát quang sinh học là sự sản sinh và phát ra ánh sáng của một sinh vật sống. Ánh sáng này được tạo ra bởi năng lượng giải phóng từ các phản ứng hóa học xảy ra bên trong (hoặc do) sinh vật phát ra. Các sinh vật phát quang sinh học được tìm thấy ở khắp nơi, trên đất liền cho đến dưới đáy biển sâu. Hãy xem 10 sinh vật phát quang sinh học tuyệt đẹp sau đây.

1. Nấm phát quang sinh học (Bioluminescent fungi). Người ta ước tính có hơn 70 loài nấm có khả năng phát quang sinh học, thuộc các nhóm Omphalotus, Armillaria và Mycenoid. Ánh sáng xanh lục mà chúng phát ra là kết quả của tương tác luciferin - luciferase. Phát quang sinh học ở nấm có liên quan đến nhịp sinh học. Khi mặt trời lặn, nhiệt độ giảm xuống, nấm bắt đầu phát sáng nên dễ dàng nhìn thấy trong bóng tối. Các nhà khoa học tin rằng, đây là một trong điều kiện để phát tán bào tử.

2. Tảo hai roi (Dinoflagellates). Đây là một loại tảo đơn bào, có trong cả môi trường biển và nước ngọt. Một số tảo hai roi có khả năng phát quang sinh học do có hợp chất hóa học tạo ra ánh sáng khi chúng tiếp xúc với sinh vật, vật thể khác, hoặc do chuyển động của bề mặt sóng. Nhiệt độ giảm xuống cũng có thể làm cho một số tảo hai roi phát sáng. Khi loài tảo này sáng lên, chúng tạo cho mặt nước một màu xanh lam, rực rỡ tuyệt đẹp.

3. Phù du nhiều tơ (Tomopteris nisseni). Nếu bị quấy rầy, Tomopteris có khả năng giải phóng các hạt phát quang sinh học trên cơ thể của chúng, được gọi là parapodia. Người ta tin rằng, Tomopteris sử dụng điều này để đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Chiều dài Tomopteris nisseni có thể vài cm.

4. Sứa (Jellyfish). Sứa sống ở biển, có khả năng phát ra ánh sáng xanh lam hoặc xanh lục, thường được kích hoạt bằng cách chạm. Một số loài sứa như Crystal Jelly, Moon Jelly, Atolla Jelly,… phát quang sinh học rất đẹp. Sứa sử dụng phát quang sinh học chủ yếu mục đích phòng thủ, làm cho kẻ săn mồi giật mình. Ngược lại, ánh sáng cũng làm cho những kẻ săn mồi dễ nhìn thấy hơn sứa hơn.

5. Mực (Squid). Một số loài mực chứa các tế bào quang trên phần lớn cơ thể của chúng. Điều này cho phép con mực phát ra ánh sáng xanh lam hoặc xanh lục dọc theo cơ thể của nó. Một số loài khác sử dụng vi khuẩn cộng sinh để tạo ra ánh sáng. Mực sử dụng phát quang sinh học trong đêm để thu hút con mồi khi chúng di chuyển lên bề mặt nước.

6. Bạch tuộc (Octopus). Một số bạch tuộc phát quang sinh học với các tế bào quang tạo ra ánh sáng nằm trên các xúc tu của nó. Ánh sáng xanh lam có nhiệm vụ thu hút con mồi và bạn tình tiềm năng. Ánh sáng cũng là một cách phòng vệ, làm những kẻ săn mồi giật mình, tạo thời gian cho bạch tuộc trốn thoát. Bạch tuộc dừa (Coconut Octopus) là một trong những loài bạch tuộc đẹp nhất thế giới.

7. Cá rồng đen (Black Dragonfish). Đây là loài cá trông rất quái dị với những chiếc răng nanh sắc nhọn. Chúng thường được tìm thấy dưới biển sâu ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Những con cá này có bộ phận chuyên biệt là tế bào quang (photophore) tạo ra ánh sáng. Các photophore cực nhỏ nằm dọc cơ thể, các photophore lớn hơn nằm bên dưới mắt. Cá rồng sử dụng phát quang sinh học để săn mồi.

8. Cá Anglerfish. Cá Anglerfish là loài sinh vật biển sâu đáng sợ có thể được thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Ở gần đỉnh đầu của con cái là khối u nhô ra, chứa tế bào quang tạo ra ánh sáng. Phần phụ này giống như cần câu, mồi nhử treo phía trên miệng của cá. Con mồi trong môi trường tối bơi đến mồi nhử, lọt vào ngay miệng mở lớn chờ sẵn của cá. Đây cũng là phương tiện để thu hút con cá đực. Cơ chế phát sáng ở cá Anglerfish do sự hiện diện của vi khuẩn phát quang sinh học cư trú trong khối u, tạo ra các chất hóa học cần thiết để phát ra ánh sáng. 

9. Đom đóm (Firefly). Đom đóm được thấy chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới, là loài bọ cánh cứng có bộ phận tạo ra ánh sáng nằm phía dưới bụng của chúng. Ánh sáng được tạo ra bởi phản ứng của luciferin hóa học, oxy, canxi, adenosine triphosphate, và enzym luciferase bên trong bộ phận phát sáng của sinh vật. Ở con trưởng thành, phát quang sinh học chủ yếu để thu hút bạn tình và dụ con mồi. Ở ấu trùng đom đóm, phát quang sinh học đóng vai trò cảnh báo kẻ săn mồi không nên ăn chúng vì chứa các hóa chất độc hại khó chịu.

10. Ốc sên (Clusterwink). Đây là loài ốc sên nhỏ có nguồn gốc từ các đại dương ngoài khơi Australia. Khi bị quấy rầy, nó sẽ tạo ra ánh sáng nhấp nháy, giúp ốc sên bảo vệ bản thân, đánh lạc hướng kẻ săn mồi. Đặc tính ánh sáng nhấp nháy này đến từ một chất hóa học mà ốc sên tiết ra và có vi khuẩn tự phát quang sinh học.