1. Sóng ánh sáng nhìn thấy được (Visible Light Waves)
Bắt đầu với loại bức xạ điện từ dễ thấy nhất: sóng ánh sáng nhìn thấy được. Loại bức xạ này bắt nguồn từ những gì mắt chúng ta cảm nhận được, quan sát được. Ví dụ ánh sáng Mặt trời. Các dạng sóng ánh sáng khác nhìn thấy được đến từ ánh sáng màn hình tivi, màn hình máy tính...
2. Sóng phát thanh (Radio Broadcasting Waves)
Sóng phát thanh là một hình thức của sóng vô tuyến, được sử dụng trong truyền dẫn thông tin. Tùy theo bước sóng khác nhau, sóng phát thanh ứng dụng để phát sóng đài AM, đài FM hoặc dùng cho liên lạc vô tuyến của an ninh và quân đội.
3. Sóng điện thoại di động (Cell Phone Waves)
Một hình thức liên lạc khác sử dụng sóng vô tuyến là sóng điện thoại di động. Cho dù bạn có điện thoại thông minh đời mới hay điện thoại di động cũ, đây vẫn là thiết bị con người sử dụng nhiều nhất hằng ngày để điện thoại, nhắn tin, kiểm tra mail, chơi game, xem tin tức, lướt mạng xã hội…
4. Sóng wifi và bluetooth (Wifi and Bluetooth Waves)
Wifi là một trong những công nghệ được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày. Wifi có mặt khắp mọi nơi để phục vụ nhu cầu kết nối Internet không dây tốc độ cao của bạn, cho dù bạn ở nhà hay nơi làm việc. Wifi cũng có mặt ở các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, thư viện, công viên…
Sự có mặt của sóng vô tuyến Bluetooth cũng tương tự như vậy, tạo thành một phương thức liên lạc thường xuyên và công nghệ ghép nối thiết bị.
5. Sóng truyền hình (TV Broadcasting Waves)
Sóng truyền hình có mặt trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta kể từ những năm 1950. Đây là một trong những dạng bức xạ lâu đời nhất do con người tạo ra. Tivi và màn hình máy tính ngày nay sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) hoặc màn hình plasma, không có khả năng tạo ra sóng tia X như công nghệ ống tia âm cực (cathode ray tube - CRT) ngày trước.
6. Sóng viba (Viba Waves)
Sóng viba hay còn gọi là vi sóng (microwave) có trong lò vi sóng. Hầu như mọi gia đình đều sử dụng lò vi sóng để hâm nóng hoặc rã đông thực phẩm. Khi bạn hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng, các phân tử nước sẽ hấp thụ bức xạ vi sóng, tạo ra sự gia tăng nhiệt trong thực phẩm, đồng thời tiêu diệt mọi vi khuẩn hiện có. Vì dạng năng lượng duy nhất được truyền đến thực phẩm là nhiệt nên sẽ có ít nguy cơ ô nhiễm hoặc bức xạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
7. Sóng hồng ngoại (Infrared Waves)
Ví dụ điển hình về sóng hồng ngoại bạn nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày là tia phát ra từ remote điều khiển tivi hoặc đầu máy dò khói. Loại bức xạ này được gọi là “sóng hồng ngoại gần”, hầu như vô hại. Đối với “sóng hồng ngoại xa”, chúng tỏa ra nhiều nhiệt hơn. Bức xạ hồng ngoại chỉ gây hại cho cơ thể con người khi vượt quá bước sóng dài hơn 750nm. Từ điểm này trở đi, chúng có thể gây tổn thương cho mắt bạn.
8. Tia cực tím (Ultraviolet Rays)
Tia cực tím (UV) có trong ánh sáng Mặt trời. Nó có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Bạn được bảo vệ khỏi tia UV của Mặt trời bởi tầng ozone, nhưng trong những đợt nắng nóng mùa hè, bạn có thể tiếp xúc với bức xạ tia cực tím cường độ cao. Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím mạnh, có nguy cơ bị cháy nắng, đục thủy tinh thể, thậm chí là ung thư da.
Tia UV nhẹ cũng được sử dụng trong đèn phát hiện tiền giả. Ngoài ra, các kính thiên văn mạnh sử dụng bức xạ tia cực tím để quan sát các ngôi sao và thiên hà ở xa.
9. Tia X (X-Rays)
Tia X thuộc loại bức xạ ion hóa. Loại sóng này rất nguy hiểm cho sức khỏe con người khi tiếp xúc quá nhiều với nó. Tia X được sử dụng trong y tế để chụp X-quang, kiểm tra tình trạng các bộ phận trong cơ thể. Trong quá trình này, mức độ bức xạ được giữ ở mức tối thiểu để ngăn chặn sự thoái hóa tế bào và các đột biến có thể xảy ra.
Ngoài mục đích y tế, tia X còn được sử dụng để quan sát cấu trúc bên trong của các vật thể. Máy quét an ninh sân bay sử dụng tia X để kiểm tra hành lý, đảm bảo các quy định an toàn hàng không.
10. Tia gamma (Gamma Rays)
Tia gamma có bước sóng còn ngắn hơn cả tia X và là tia cuối cùng trong phổ điện từ. Tia gamma sử dụng bức xạ ion hóa để xuyên qua bất kỳ loại vật liệu nào. Khả năng xuyên qua tế bào của chúng là lý do tia gamma đôi khi được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, tia gamma còn được sử dụng để khử trùng thực phẩm và thiết bị y tế.