Việc giảm lượng khí thải carbon và chống biến đổi khí hậu có vẻ khó khăn, nhưng bằng cách thực hiện 30 cách sau đây, bạn có thể tác động tích cực đến thế giới xung quanh, tạo ra môi trường lành mạnh hơn.

1) Giảm tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm. Ngành chăn nuôi tạo ra lượng khí metan cao, ảnh hưởng đáng kể đối với khí thải nhà kính.

2) Ăn nhiều bữa ăn từ thực vật hơn. Ăn nhiều bữa ăn có nguồn gốc thực vật không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cho sức khỏe của bạn.

3) Giảm lãng phí thực phẩm. Khi thức ăn bị vứt bỏ đi, sẽ phân hủy và giải phóng khí metan vào khí quyển, đóng góp đáng kể vào khí thải nhà kính.

4) Sử dụng sản phẩm địa phương. Các sản phẩm được trồng tại địa phương hoặc khu vực lân cận không cần phải vận chuyển xa, giúp giảm lượng khí thải carbon do vận chuyển.

5) Giảm mức tiêu thụ điện ở nhà. Tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng có thể giúp đạt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon. Giảm sử dụng thiết bị điện tử khi có thể.

6) Đi thang bộ khi có thể thay vì đi thang máy. Đi thang bộ vừa tiết kiệm điện, vừa rèn luyện sức khỏe tốt hơn.

7) Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc đạp xe. Lượng khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải tác động đáng kể đối với phát thải khí nhà kính.

8) Sử dụng xe hybrid hoặc xe điện. Những phương tiện này tạo ra ít khí thải hơn so với ô tô chạy bằng xăng, dầu tạo ra nhiều khí thải, gây ô nhiễm môi trường.

9) Sử dụng túi, chai nước, hộp đựng có thể tái sử dụng. Túi, chai nước, ống hút, hộp đựng và các sản phẩm dùng một lần góp phần gây ô nhiễm nhựa và gây hại cho môi trường.

10) Giảm thiểu sử dụng giấy và khăn giấy. Giấy và khăn giấy gây lãng phí và gây hại cho môi trường. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn vải, các sản phẩm giấy tái chế bất cứ khi nào có thể. Xem xét chuyển sang kỹ thuật số với các hóa đơn, báo cáo và các thông tin liên lạc khác.

11) Sử dụng khăn tắm, khăn ăn có thể tái sử dụng. Khăn tắm và khăn ăn dùng một lần góp phần gây lãng phí và gây hại cho môi trường.

12) Giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Ô nhiễm nhựa là vấn đề nghiêm trọng gây hại cho môi trường. Hãy sử dụng hộp đựng bằng thủy tinh thay vì hộp nhựa, sử dụng nhựa phân hủy sinh học, đồ nhựa có thể tái sử dụng.

13) Chọn sản phẩm làm từ vật liệu bền vững. Lựa chọn các sản phẩm làm từ tre, vật liệu tái chế hoặc các lựa chọn bền vững khác. Tránh các sản phẩm góp phần phá rừng hoặc gây hại cho môi trường.

14) Giảm lượng nước sử dụng tại nhà. Cân nhắc thời gian tắm ngắn hơn, sửa vòi nước bị rò rỉ, lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước, chọn các loại cây chịu hạn cho khu vườn của mình.

15) Trồng cây và hỗ trợ các nỗ lực trồng rừng. Cây hấp thụ carbon dioxide và các chất ô nhiễm khác từ không khí, làm cho chúng trở nên có giá trị trong việc giảm tác động của khí nhà kính. Trồng cây và hỗ trợ các nỗ lực trồng rừng là cách tuyệt vời để chống biến đổi khí hậu.

16) Thực hành canh tác bền vững. Những thực hành này có thể bao gồm luân canh cây trồng, sử dụng phân bón tự nhiên, giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Thực hành canh tác bền vững giúp giảm tác động của nông nghiệp đối với môi trường.

17) Thực hành đánh bắt bền vững. Đánh bắt thủy sản vô tội vạ có thể gây hại cho môi trường nếu không được thực hiện một cách bền vững.

18) Giảm sử dụng hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng góp phần gây ô nhiễm, gây hại cho môi trường. Hãy chọn các sản phẩm làm sạch thân thiện với môi trường, không có hóa chất độc hại, bằng các nguyên liệu tự nhiên.

19) Giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong làm vườn và trồng trọt. Thuốc trừ sâu có thể gây hại cho môi trường, góp phần gây ô nhiễm. Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi cần thiết và chọn những sản phẩm an toàn cho môi trường bất cứ khi nào có thể.

20) Tặng hoặc bán những món đồ không dùng đến thay vì vứt đi. Các vật dụng bị loại bỏ góp phần gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tiếp tục sử dụng giúp chúng sẽ có ích hơn.

21) Xem xét mua sắm tiết kiệm. Cân nhắc mua sắm đồ nội thất, đồ gia dụng tại các cửa hàng đồ cũ và cửa hàng tiết kiệm. Mua sắm đồ cũ và tiết kiệm là những lựa chọn bền vững, giảm lãng phí và có thể hợp lý hơn so với mua cái mới.

22) Tái chế rác thải điện tử. Chất thải điện tử chứa các hóa chất, vật liệu độc hại gây hại cho môi trường. Tìm kiếm các chương trình tái chế chất thải điện tử và sử dụng chúng để xử lý đồ điện tử cũ.

23) Sử dụng thiết bị phòng tắm tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước có thể làm giảm đáng kể lượng nước sử dụng, giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giúp giảm hóa đơn tiền nước. Đây là lựa chọn hiệu quả về chi phí và thân thiện với môi trường.

24) Giảm sử dụng pin dùng một lần. Pin sử dụng một lần là nguồn chất thải và ô nhiễm đáng kể. Sử dụng pin sạc có thể giúp giảm lãng phí và tiết kiệm tiền cho bạn.

25) Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng nhân tạo. Sử dụng ánh sáng tự nhiên có thể giúp giảm mức sử dụng năng lượng và lượng khí thải carbon. Ánh sáng tự nhiên cũng tốt hơn cho sức khỏe, có thể cải thiện tâm trạng cũng như năng suất làm việc của bạn.

26) Sử dụng đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng. Ngoài việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, bạn cũng có thể sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng như bóng đèn LED, giúp giảm đáng kể sử dụng năng lượng và tiết kiệm tiền điện.

27) Giảm thiểu sử dụng máy điều hòa không khí và máy sưởi. Giảm sử dụng máy điều hòa không khí và máy sưởi có thể giúp giảm sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon.

28) Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị tiết kiệm năng lượng như tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt… có thể giúp giảm tác động đến môi trường và giúp bạn tiết kiệm tiền điện.

29) Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên) thải ra nhiều khí thải có hại cho môi trường khi sản xuất điện.

30) Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió. Các nguồn năng lượng sạch này tạo ra điện mà không thải khí thải độc hại ra môi trường, giúp giảm tác động đến môi trường.