1. Lỗi sản xuất

Một sai sót trong quá trình sản xuất có thể là nguyên nhân khiến điện thoại phát nổ. Một thành phần sai của pin lithium-ion cung cấp năng lượng cho điện thoại, hoặc một lỗi trong dây chuyền lắp ráp có thể khiến pin bị trục trặc khi hoạt động. Điều này thường xảy ra khi các tế bào bên trong pin đạt đến nhiệt độ tới hạn (do sạc quá mức hoặc sản xuất kém), dẫn đến thoát nhiệt. Chú ý các pin rẻ tiền hơn do không được sản xuất đúng cách, có khả năng bị đoản mạch cao hơn.

2. Điện thoại bị rớt, va đập

Nguyên nhân thứ hai khiến điện thoại phát nổ là do tình trạng vật lý của pin bị thay đổi. Khi điện thoại bị rớt hay va đập mạnh có thể làm thay đổi cấu trúc cơ học hoặc hóa học bên trong của pin. Sự xáo trộn nhẹ trong kết cấu các tế bào của pin có thể dẫn đến hiện tượng đoản mạch, quá nhiệt, làm pin biến dạng và có nguy cơ phát nổ. Một khi pin bị hỏng, nó thường bị phồng lên. Với điện thoại thông minh, bạn có thể quan sát độ phồng bằng cách nhìn kỹ vào mặt sau. Nếu pin bị trục trặc, hãy nhanh chóng đến trung tâm bảo hành để thay thế.

3. Sử dụng bộ sạc của bên thứ ba

Đây là sai lầm phổ biến mà hầu hết người dùng đều mắc phải. Các bộ sạc của bên thứ ba mặc dù trông chúng có thể giống nhau với bộ sạc chính hãng theo máy, nhưng những bộ sạc rẻ tiền, trôi nổi, không rõ nguồn gốc có thể làm điện thoại quá nóng, làm hỏng các bộ phận bên trong và dẫn đến chập trong pin điện thoại của bạn.

4. Sạc qua đêm

Đứng đầu trong những lý do khiến pin quá nóng là sạc qua đêm. Hầu hết người dùng đều có thói quen sạc điện thoại khi đi ngủ. Điều này có thể gây thiệt hại cho pin vì sạc pin quá mức dẫn đến quá nhiệt, đoản mạch và đôi khi có thể gây nổ. Việc đặt điện thoại trên gối khi sạc càng gây nguy hiểm bởi máy không thể thoát nhiệt. Nhiều điện thoại thông minh hiện nay được trang bị con chip có chức năng dừng dòng điện khi pin sạc đạt 100%. Tuy nhiên, vẫn có một số điện thoại di động giá rẻ, thiếu tính năng này, đó là lý do tại sao bạn nghe thấy thông tin về việc điện thoại phát nổ khi người dùng đang trên giường.

5. Quá tải bộ xử lý

Bộ xử lý cũng có thể góp phần làm cho điện thoại của bạn nóng lên một cách tự nhiên. Chipset, ngay cả chip mạnh nhất, cũng gặp vấn đề về nhiệt khi chạy đa tác vụ và chạy các ứng dụng có đồ họa nặng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đã thêm tính năng khóa nhiệt hoặc tản nhiệt để giữ nhiệt cho thiết bị cầm tay. Nhưng trong một số trường hợp, điều này không xảy ra, khóa nhiệt bị lỗi và điện thoại bị nổ.

6. Quá nhiệt khi sạc

Việc áp dụng các công nghệ sạc nhanh bằng cách đưa dòng điện lớn hơn vào pin lithium-ion có thể là một trong các tác nhân gây cháy nổ. Dòng điện càng lớn, khả năng sinh nhiệt càng cao. Hơn nữa, hãng sản xuất cố gắng tạo ra những chiếc smartphone mỏng hơn, tích hợp nhiều tính năng, linh kiện hơn dẫn đến việc không gian để thoát nhiệt cho pin điện thoại thấp. Tình trạng quá nhiệt trên điện thoại và pin sẽ sinh ra việc cháy nổ thiết bị.

7. Điện thoại để dưới ánh nắng trực tiếp

Nhiệt độ quá mức có thể làm hỏng pin của điện thoại. Trường hợp này xảy ra khi bạn để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài hoặc để điện thoại ở không gian nóng trong ô tô. Các tế bào trong pin trở nên không ổn định khiến pin bị phồng lên, ảnh hưởng đến cấu trúc của nó và cuối cùng là phát nổ. Trong mọi trường hợp, tránh tuyệt đối để điện thoại gần các nguồn phát nhiệt hoặc nhiệt độ quá mức hướng đến pin, mặt lưng của điện thoại.

Bạn có thể làm gì để tránh điện thoại bị cháy nổ?

Mặc dù tần suất điện thoại thông minh bị cháy nổ rất ít xảy ra, nhưng bạn vẫn cần phải thận trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng bộ sạc chính hãng, tránh sạc quá lâu. Không sạc điện thoại khi điện thoại quá nóng và để điện thoại dưới gối hoặc bất cứ nơi nào gần đầu khi đang sạc.