Lithium là gì?
Lithium (Li) là một nguyên tố hóa học tự nhiên. Trên thực tế, lithium là kim loại nhẹ nhất. Tuy nhiên, nó lại là kim loại kiềm, có nghĩa là nó có tính phản ứng cao. Vì vậy, nếu bạn thả nó vào nước, nó thường bùng lên ngọn lửa đỏ. Lithium cũng đủ mềm để bạn có thể cắt nó bằng dao. Tên lithium có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp 'lithos' có nghĩa là đá.
Lithium được khám phá vào năm 1817 bởi nhà hóa học người Thụy Điển Johan August Arfvedson.
Lithium là thành phần quan trọng bên trong pin lithium-ion mà bạn thấy nhiều ở xe điện, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy ảnh kỹ thuật số. Pin lithium nhẹ, hiệu quả, sạc nhanh, giữ điện trong thời gian dài.
Kim loại kiềm này có từ rất lâu đời nhưng trong vài thập kỷ qua nó trở nên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Lithium đến từ đâu?
Lithium có từ nước muối và đá cứng. Thu hoạch bằng nước muối là phương pháp chiết xuất phổ biến, nhưng thường tạo ra lithium cấp thấp hơn. Khai thác đá cứng đòi hỏi phải khảo sát địa chất và khoan xuyên qua đá, điều này có thể làm tăng chi phí nhưng thường mang lại lithium chất lượng cao hơn.
Lithium khó khai thác vì nó thường ở lượng rất nhỏ và ở những vị trí khó khai thác. Dù bất kể từ nguồn gốc nào, lithium đều phải được khai thác để tách nó ra khỏi nguồn tự nhiên. Quá trình thu hoạch rất tốn kém và tốn nhiều tài nguyên.
Lithium được khai thác như thế nào?
Ở các sa mạc muối, như ở Nam Mỹ, các thợ khai thác bơm nước muối giàu lithium ra khỏi tầng ngậm nước ngầm vào các ao chứa. Sau một thời gian, ánh nắng làm nước bay hơi, để lại cặn mặn được đưa đến cơ sở chế biến để chiết xuất.
Một cách khác để có được lithium là sử dụng các kỹ thuật khai thác truyền thống để tách nó khỏi đá ở các mỏ lộ thiên. Phương pháp khai thác quặng này phổ biến nhất ở Úc.
Khai thác lithium có thân thiện với môi trường?
Pin lithium thường gắn liền với công nghệ “xanh”. Tuy nhiên, các quy trình khai thác lithium có một số lo ngại về môi trường, cũng tương tự như khai thác than, khoan dầu.
Ngay cả trong điều kiện an toàn nhất, việc khai thác lithium vẫn cần rất nhiều nước. Bạn cần tới nửa triệu gallon nước (khoảng 1,8 triệu lít nước) để chiết xuất một tấn lithium. Đôi khi việc khai thác nguyên tố này, cần sử dụng quá mức nguồn nước, có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn nước và các vấn đề khác cho người dân địa phương.
Lithium có bị cạn kiệt?
Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện và điện thoại thông minh, nhu cầu về năng lượng pin và nguyên tố lithium càng tăng lên nhanh chóng. Giống như nhiên liệu hóa thạch, lithium không phải là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, chúng không phải là vô hạn. Không ai biết chắc chắn liệu chúng ta có cạn kiệt nguồn cung cấp lithium hay không và khi nào xảy ra.
Tuy nhiên, lithium cũng không đến nỗi khan hiếm. Việc khám phá các mỏ mới để khai thác và áp dụng công nghệ mới để tái chế, giúp bạn tạm thời yên tâm về nguồn cung lithium này.
Khám phá và thu hoạch lithium mới không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của kim loại này. Nhiều người đặt ra vấn đề tái chế pin đã qua sử dụng và tái sử dụng lithium từ chúng. Hiện tại, các quy trình tái chế vẫn còn tương đối mới, đầy thách thức và tốn kém.
Những quốc gia nào có nhiều lithium nhất?
Một số người gọi sa mạc muối ở Argentina, Chile và Bolivia là “Tam giác lithium” vì nơi đây nắm giữ hơn 50% nguồn cung lithium của thế giới. Bolivia là quốc gia có nguồn tài nguyên lithium lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, về sản xuất lithium, Úc là quốc gia dẫn đầu thế giới, cung cấp khoảng 60% lượng lithium của thế giới. Tiếp theo là Chile, Trung Quốc, Argentina, là những nước sản xuất nguyên tố này hàng đầu thế giới.