1. Chim ưng biển là một trong số ít loài chim có thể được tìm thấy ở mọi châu lục, ngoại trừ Nam Cực. Tại Hoa Kỳ, chim ưng biển có mặt khắp các vùng gần bờ biển; những con sinh sản ở Canada và miền bắc Hoa Kỳ thường di cư vào mùa đông đến những địa điểm ấm áp hơn ở miền nam Hoa Kỳ, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
2. Là loài chim nhưng chim ưng biển (còn gọi là ó cá) thích nghi tốt với việc săn bắt cá. Chim ưng biển hầu như chỉ ăn cá sống, chiếm 99% khẩu phần ăn của nó.
3. Chim ưng biển chủ yếu sống đơn độc, chúng thường đậu một mình hoặc đàn nhỏ vài con. Chim ưng biển chỉ bảo vệ khu vực xung quanh tổ của chúng, chứ không mở rộng phạm vi lớn hơn.
4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến nơi chim ưng biển làm tổ là môi trường sống, nguồn thức ăn và nguy cơ bị săn mồi. Tổ của chim ưng biển thường không xa vùng nước có nguồn cá; các địa điểm ở trên cao để tránh động vật săn mồi; mùa đông không có tuyết kéo dài để con non có thể trưởng thành.
5. Chim ưng biển làm tổ ở những nơi thoáng đãng, có đế rộng, chắc chắn và an toàn trước những kẻ săn mồi trên mặt đất. Tán cây lớn hoặc trên trụ điện là nơi phù hợp để chim ưng biển làm tổ.
6. Chim ưng biển sử dụng cành cây khô, tạo ra cái tổ đồ sộ, có vách dày. Lớp trong của tổ làm bằng vật liệu mềm hơn, như cỏ hoặc rong biển. Chim ưng biển nổi tiếng là loài kiên trì trong việc xây tổ và tái thiết những tổ cũ hư hỏng nên cấu trúc tổ ngày càng vững chắc theo thời gian.
7. Tổ chim ưng biển, đường kính có thể hơn 1 mét. Trong mùa đầu tiên của một cặp, tổ chim tương đối nhỏ, đường kính 0,6 - 0,7 mét. Sau nhiều lần bồi đắp từ năm này qua năm khác, đường kính tổ lên tới 0,9 - 1,8 mét, chiều sâu hơn 0,5 mét. Do kích thước khá lớn nên trọng lượng tổ khá nặng.
8. Trụ điện là nơi chim ưng biển thường làm tổ. Vị trí này được cho là thoáng đãng, tầm nhìn 360 độ, dễ quan sát các vùng nước có cá và phát hiện kẻ săn mồi ở khoảng cách khá xa. Đại bàng hói có thể tấn công tổ chim ưng biển vào ban ngày; cú sừng lớn là mối nguy hiểm vào ban đêm. Bên cạnh đó là những kẻ săn mồi trên mặt đất như gấu trúc, gấu mèo, rắn.
9. Làm tổ trên trụ điện cũng là đánh cược với nguy cơ bị điện giật, chim ưng biển không là ngoại lệ. Đôi khi chim ưng biển chạm vào thiết bị có điện trên trụ, khiến chim bị điện giật.
10. Khi chim ưng biển bị điện giật, còn dễ xảy ra nguy cơ mất điện do thiết bị hay đường dây điện bị chạm chập.
11. Nguy cơ rò rỉ điện hay chập điện từ tổ chim ưng biển trên đỉnh trụ điện là rất cao. Sức nóng từ điểm chập điện có thể làm bùng lên ngọn lửa, gây hỏa hoạn.
12. Vừa bảo vệ hệ thống điện, vừa bảo vệ động vật hoang dã là việc không đơn giản. Làm tổ chim nhân tạo là một giải pháp giúp cho chim ưng biển có nơi ở an toàn, đồng thời bảo vệ cho các thiết bị điện tránh gặp sự cố.