Dưới đây là những thời điểm trong cuộc sống mà bạn nên giữ im lặng.

1. Khi không có thông tin sự thật

Trong cuộc sống hay trong công việc, bạn luôn nhớ tuân thủ ba nguyên tắc: sự thật, trung thực, hữu ích. Khi nói về một chủ đề mà bạn không có thông tin sự thật có thể bị xem là nói vô nghĩa. Nếu đó là một vấn đề nhạy cảm, bạn hãy cố gắng giữ im lặng cho đến khi bạn biết tất cả sự thật.

2. Khi lời nói có thể làm xúc phạm người kháс

Giữa một cuộc thảo luận sôi nổi, có khi bạn nói điều gì đó làm xúc phạm người khác một cách không sòng phẳng. Nghiêm túc với bản thân, bạn sẽ thấy hậu quả của những lời nói khi chúng được nói ra. Đôi khi chúng ta thốt ra lời nói xύc phạm người kháс do ghen tị hoặc để thị uy. 

Trong một cuộc tranh cãi, sự im lặng sẽ giúp bạn lắng nghe tốt hơn. Khi ấy, im lặng là câu trả lời mạnh mẽ nhất, đồng thời giúp bạn giữ hình tượng hơn là cố tỏ vẻ uy thế. Nếu bạn cần đưa ra nhận xét về ai đó, hãy dành 5 giây im lặng, tập trung suy nghĩ trước khi nói ra.

3. Khi lời nói “sửa lưng” người khác

“Sửa lưng” ở đây là dè bỉu, chứ không phải góp ý chân thành. Nói về một người nào đó với ý định gây tổn hại cho họ là một hành động ngu ngốc. Hãy nghĩ đến tương lai của cáс mối quan hệ, những người thân quen của bạn. Đặc biệt khi mối quan hệ đó là vợ/chồng, người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Ngay cả khi bạn có ý tốt, cũng đừng cố sửa lưng người kháс. Hãy bỏ qua lỗi sai của họ, còn hơn biến mình thành kẻ thích ra vẻ, dạy đời. Bạn không thể biết lời đánh giá của mình sẽ tổn thương người khác ra sao. Bày tỏ sự cảm thông sẽ giúp tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra.

4. Khi bạn không có gì để nói

Trò chuyện giữa những người bạn là điều tốt đẹp, để tăng mối quan hệ bạn bè. Nhưng tại sao chúng ta lại cảm thấy phải nói điều gì đó khi không có gì để nói? Không ai khen bạn nói nhiều khi những lời nói đều sáo rỗng, hoặc rỗng tuếch.

Bạn hãy nhớ nguyên tắc trước tiên của lời nói chính là đừng chỉ nói cho có. Nếu lời nói của bạn không đóng góp được gì, hãy giữ im lặng. Bạn có thể gặp hành vi nói cho có ở nơi làm việc, đôi khi theo kiểu nịnh hót hoặc do quá bốc đồng. Chẳng ai thích người như vậy cả.

5. Khi bạn đang có cảm xúc tiêu cực

Khi bạn đang bực tức, chẳng có quy định nào nói rằng bạn phải đi nói chuyện người khác khi ở trong trạng thái tồi tệ. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn đi vào con đường mà bạn không muốn đi.  

Sự tức giận không giải quyết được vấn đề gì. Bạn có quyền nổi điên, nhưng cố gắng nói chuyện trong khi tâm trạng xấu sẽ chỉ khiến người kháс phát điên theo. Khi cuộc trò chuyện không mang lại hiệu quả, tốt nhất hãy giữ im lặng.

6. Khi đó không phải là nơi để nói

Hãy nghĩ xem, bạn đang cố gắng nói chuyện với một người không hiểu hoặc không muốn hiểu quan điểm của bạn. Bạn sẽ không thể thay đổi họ và họ cũng không bao giờ cho là bạn đúng. Vậy nên hãy giữ im lặng. Dành lời nói của bạn cho những cuộc trò chuyện kháс có ích hơn.

7. Khi bạn có thể làm được việc khác

Tại sao bạn lại huyên thuyên 100 từ một phút về những thứ chẳng có gì cụ thể, trong khi bạn có thể suy nghĩ đầu tư khôn ngoan hơn vào cùng thời điểm đó? Điều này có nghĩa, bạn nên dành thời gian làm một việc gì đó có ý nghĩa, hoặc thiết thực hơn, thay vì ngồi nói chuyện, chém gió trong những cuộc trò chuyện vô bổ, sáo rỗng.

8. Khi bạn bị bắt nạt

Không ai tránh được sự bắt nạt, không ai miễn nhiễm được sự trêu chọc, ngay cả khi chúng ta ngày càng lớn lên. Những kẻ bắt nạt luôn thích nói xấu người kháс. Bất kể bạn nói gì, kết quả sẽ là bị bắt nạt nhiều hơn. Đừng cố gắng nói chuyện với một kẻ bắt nạt.

Bạn có thể dạy đời chúng bằng lời nói, nhưng sẽ không hiệu quả. Tốt nhất hãy giữ im lặng, từ chối giao lưu với những kẻ bắt nạt.

9. Khi không kiểm soát được thói quen xấu

Cố gắng từ bỏ một thói quen xấu (như nói tục, chửi thề…) là một hành động đẹp. Các thói quen xấu thường lặp đi, lặp lại vì chúng ta không chủ động kiểm soát và thay đổi theo hướng tốt hơn. Nhiều khi, thói quen xấu làm ảnh hưởng đến người xung quanh và chính chúng ta.

Bạn hãy tập thay thế sự nóng nảy và bốc đồng bằng sự trầm tĩnh và logic. Điều quan trọng là phải giữ im lặng cho đến khi bạn có thể chủ động kiểm soát được các thói quen xấu.

10. Khi tiết lộ nhược điểm bí mật của người kháс

Ngồi lê đôi mách có lẽ là “sự yêu thích” của một số người, nhất là khi câu chuyện tập trung vào nhược điểm bí mật của người khác. Nếu bạn cảm thấy lời nói giống như đang ngồi lê đôi máсh, tốt nhất hãy giữ im lặng. Ngay cả khi trước đó bạn đã nói rằng: Tôi nói với bạn điều này, đừng nói với ai nhé! Đừng hy vọng đối phương có thể giữ bí mật!